Những câu hỏi hay về tuyển sinh đại học ngành xây dựng 2019

Mùa tuyển sinh năm 2019 đang tới gần, đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều bạn trẻ mong muốn tìm hiểu về các ngành học mà các bạn quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về ngành Xây dựng nhé.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

* Ngành Xây dựng là ngành học như thế nào? Ngành xây dựng bao gồm những gì?

– Có thể sẽ còn rất nhiều bạn mông lung về ngành học luôn “khoác áo mới” cho diện mạo các thành phố. Tuy nhiên thực chất, ngành Xây dựng có rất nhiều chuyên ngành như Xây dựng Cầu đường, Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, Công nghệ Quản lý Xây dựng, Kinh tế Xây dựng, Hệ thống Kỹ thuật trong Công trình, Tin học Xây dựng, Kết cấu Công trình, Kỹ thuật Công trình Thủy,… Do đó, các bạn hãy xác định bản thân mình yêu thích mảng ngành nào, phù hợp với công việc nào, từ đó vạch ra định hướng học tập và rèn luyện rõ ràng.

* Trường đào tạo ngành Xây dựng?

– Hiện nay, có rất nhiều trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc đào tạo ngành Xây dựng. Tuy nhiên, các bạn hãy tham khảo và chọn lọc những trường uy tín và phù hợp với bản thân mình. Cụ thể, nếu sinh sống ở khu vực miền Bắc, các bạn có thể tìm hiểu thêm về Đại học Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Thủy lợi,… Ở miền Nam có thể kể đến Đại học Kiến trúc Tp. HCM, Đại học Giao thông Vận tải Tp.HCM,… Nếu ở khu vực miền Trung, các bạn có thể tham khảo Đại học Duy Tân – trường đại học tư thục lớn nhất miền Trung Tây Nguyên. Với bề dày 20 năm đào tạo và phát triển, Khoa Xây dựng Đại học Duy Tân tự tin đem đến môi trường học tập chuyên nghiệp và chất lượng cho các bạn trẻ đam mê ngành học này.

ĐH Duy Tân – Trường đào tạo xây dựng uy tín tại Đà Nẵng

Để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên theo học, Đại học Duy Tân đã đầu tư rất nhiều về đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo các chuyên ngành Xây dựng. Đặc biệt, sinh viên sẽ được tiếp cận mô hình học tập CDIO – cách học giúp sinh viên chủ động hơn, có cơ hội tiếp cận thực tế, đồng thời rèn luyện nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Với điều kiện học tập lý tưởng như vậy, sinh viên Duy Tân luôn gặt hái những giải thưởng đáng nể như các giải Olympic Toán học, Cơ học, giải Loa Thành, cuộc thi Go Green in the City do Sneider Electric phát động, Cuộc thi “Thiết kế nhà chống động đất” tại Đài Loan (sinh viên Duy Tân đã đạt giải Nhất năm 2014),… Những kết quả này đã phần nào khẳng định chất lượng đào tạo đảm bảo để Khoa Xây dựng Đại học Duy Tân luôn liên tục thu hút nhiều thí sinh theo học mỗi năm.

Sinh viên Duy Tân dành giải thưởng trong cuộc thi Loa thành
Sinh viên Duy Tân dành giải thưởng trong cuộc thi Loa thành

* Cơ hội nghề nghiệp của ngành này sau khi ra trường?

Có thể công việc ngành này chỉ “bó hẹp” trong môi trường Xây dựng, thế nhưng ngành học này lại mang đến cơ hội việc làm khá phong phú và đa dạng. Ví dụ:

+ Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp tại trường Đại học Duy Tân có cơ hội làm việc tại các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, các công ty xây lắp, ban quản lý các công trình xây dựng, các cơ quan quản lý Nhà nước như các phòng ban Xây dựng, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch & Đầu tư, cơ quan hoạt động tài chính, kinh doanh bất động sản, các đơn vị cung ứng vật liệu, máy xây dựng… Ngoài ra, các kỹ sư Xây dựng có thể tự thành lập doanh nghiệp hoạt động độc lập.

Kỹ sư xây dựng cầu đường làm những gì?

+ Sau khi tốt nghiệp ngành Xây dựng Cầu đường, sinh viên có thể làm kỹ sư thiết kế, thẩm tra, thành viên đoàn khảo sát, tham gia chỉ đạo thi công, lập biện pháp thi công các công trình, dự án xây dựng cầu đường quy mô vừa và nhỏ… tại các công ty xây lắp, ban quản lý các công trình xây dựng cầu đường, các cơ quan quản lý nhà nước như các phòng ban Xây dựng, Sở Giao thông, Sở Kế hoạch Đầu tư, cơ quan hoạt động tài chính, kinh doanh bất động sản, các đơn vị cung ứng vật liệu, máy xây dựng…