Những lí do bạn nên học ngành Kỹ thuật Xây dựng

Khi nhắc đến ngành Xây dựng chắc chắn đa số mọi người đều liên tưởng ngay đến cảnh tượng làm việc vất cả ở những vị trí nắng nóng, cao ngất, nguy hiểm… Chính vì lẽ đó; ngoại trừ những bạn thực sự yêu thích công việc này thì số còn lại vẫn có rất nhiều băn khoăn trong việc chọn ngành học này. Tuy nhiên; những nhận định xưa giờ dành cho ngành Xây dựng có thực sự chính xác? Những do bạn nên học ngành Kỹ thuật Xây dựng dưới đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại đấy.

Vì sao nên học ngành Xây dựng
Những lí do bạn nên học ngành Kỹ thuật Xây dựng

Không thực sự khô khan

Nói đến các ngành kỹ thuật; sự khô khan có lẽ đã là các mác gắn chặt bấy lâu nay. Tuy nhiên; với định hướng đào tạo thực tiễn đang được áp dụng ở rất nhiều trường Đại học hiện nay; tiêu biểu như Đại học Duy Tân, trải nghiệm nhàm chán của sinh viên sẽ không còn là nỗi lo. Thay vì việc nhồi nhét lý thuyết; người học được trao cơ hội rèn luyện các kỹ năng chuyên môn thông qua các buổi thực hành hay khảo sát thực tế. Tuy vẫn có vất vả nhưng chất chắn sẽ thú vị hơn rất nhiều.

Ngành học của tương lai

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia; các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực xây dựng đang và sẽ tiếp tục lên ngôi trong nhiều năm tới với nhu cầu nhân lực cũng ngày càng cao hơn. Nhận định trên được hình thành dựa trên cơ sở những bước tăng trưởng chắc chắn của ngành Kỹ thuật Xây dựng trong giai đoạn hiện tại.

Cùng với đó là quy định của Luật Nhà ở cho phép cá nhân và công ty nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam; cùng sự nở rộ nhu cầu thuê văn phòng ở các thành phố lớn. Tất cả đã góp phần tạo đà cho xây dựng bật lên một cách mạnh mẽ.

Trong 5 năm trở lại đây; tỉ lệ tăng trưởng của ngành Xây dựng đã có nhiều bước nhảy vọt đáng nể. Do đó; kỳ tuyển sinh ngành Xây dựng trong năm 2021 hứa hẹn sẽ thu hút sự quan tâm của không ít phụ huynh và thí sinh.

Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao

Cùng với những bước phát triển vượt bậc của ngành Xây dựng; yêu cầu về công nghệ; kiến trúc… cũng trở nên phức tạp hơn. Đây chính là vấn đề mà phần lớn nhân lực của chúng ta vẫn chưa đáp ứng được. Nhiều công trình quan trọng; có quy mô lớn vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhân lực nước ngoài ở các khâu: thiết kế, thi công khung…

Từ thực tế đó, có thể thấy; ngành Xây dựng trong nước đang rất cần đội ngũ nhân sự trẻ với khả năng tiếp cận kỹ thuật và xu hướng thẩm mỹ hiện đại. Đó cũng chính là lý do các trường tuyển sinh ngành Kỹ thuật Xây dựng phải liên tục đổi mới mô hình đào tạo theo hướng ứng dụng; tăng cường thời lượng thực hành; đồng thời kích thích năng lực tự học; tự khám phá của sinh viên.

Cơ hội việc làm đa dạng

Dựa trên khu vực; vị trí thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, các công trình trong ngành Xây dựng thường được chia thành ba nhóm chính: trong văn phòng; ở công xưởng và ngoài công trường. Cụ thể:

  • Công việc trong văn phòng: Không như tưởng tượng của nhiều người, nhóm công việc này khá đa dạng; Sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng sau khi tốt nghiệp có thể làm chuyên viên ở các vị trí: Tư vấn thiết kế, Kế hoạch, Dự án, Quản lý chất lượng công trình,…
  • Công việc trong công xưởng: Bạn có thể ứng tuyển vào một số vị trí như: Kỹ sư quản lý chất lượng, Kỹ sư giám sát nội bộ, Chuyên viên an toàn, Chuyên viên phát triển sản phẩm,…
  • Công việc ở công trường: Công trường là nơi thi công các công trình xây dựng; những công việc ở khu vực này thường là: Kỹ sư thi công, Kỹ sư giám sát thi công, chỉ huy trưởng công trình,…
Mức lương ngành xây dựng
Mức lương dành cho sinh viên ngành Xây dựng mới ra trường tương đối cao so với một số ngành nghề khác

Mức thu nhập hấp dẫn

Bên cạnh cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp và tiềm năng phát triển ngành trong tương lai; thì mức thu nhập cũng là một vấn đề được rất nhiều các bạn thí sinh cũng như các bậc phụ huynh quan tâm trong các kỳ tuyển sinh ngành Xây dựng.

Theo khảo sát chung; mức lương dành cho sinh viên ngành Xây dựng mới ra trường tương đối cao so với một số ngành nghề khác. Trung bình; một sinh viên vừa tốt nghiệp sẽ có thu nhập trong khoảng từ 7.500.000 VNĐ/ tháng đến 10.000.000 VNĐ/ tháng.

Tất nhiên; đó chỉ là mức lương chung của thị trường; nếu bạn có kỹ năng chuyên ngành vững vàng cũng các kỹ năng mềm tốt cộng với kinh nghiệm làm việc thì mức lương của bạn còn có thể cao hơn nữa.

Mong rằng từ những lí do trên bạn sẽ thêm chắc chắn hơn với quyết định theo học ngành Kỹ thuật Xây dựng của bản thân. Hy vọng trong kỳ tuyển sinh 2021 bạn sẽ đạt được kết quả như ý.