Ngành Xây dựng có còn khát nhân lực trong năm 2019 không?

Trong công cuộc thay đổi diện mạo đất nước, ngành Xây dựng đã giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhiều cơ sở hạ tầng hiện đại cùng các công trình kiến trúc tráng lệ. Do đó, ngành nghề này luôn đòi hỏi phải có những người kỹ sư tài ba, lành nghề và giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, các tân cử nhân tốt nghiệp đại học, cao đẳng vẫn đang đối mặt với tình trạng thất nghiệp. Vậy câu hỏi đặt ra: “Ngành Xây dựng có còn khát nhân lực trong năm 2019 không?

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

“Thừa số lượng, mỏng chất lượng”

Dựa trên báo cáo của Tổng Hội Xây dựng về thực trạng chất lượng nhân lực ngành xây dựng thì cả nước có gần 78000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với khoảng 4 triệu lao động. Tuy nhiên, các yêu cầu về thẩm mỹ, kiến trúc đối với các công trình cũng tăng lên nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Nhiều công trình vẫn còn phụ thuộc vào nguồn nhân lực từ nước ngoài trong các khâu: thiết kế, giám sát, vận hành thiết bị, máy móc,…

Bởi thế, ngành Xây dựng đang thực sự khát nhân lực nắm vững chuyên môn, kỹ năng tốt, giàu kinh nghiệm. Đứng trước thực trạng đó, nhiều cơ sở giáo dục không thụ động chờ đợi mà tìm cách đổi mới mô hình, phương pháp giảng dạy để đào tạo những kỹ sư chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đặt ra từ các công ty, doanh nghiệp.

Đổi mới mô hình đào tạo nhân lực

Hiện nay, các cơ sở giáo dục đào tạo ngành Xây dựng đã đổi mới mô hình đào tạo để hình thành một đội ngũ kỹ sư chất lượng cung cấp cho thị trường lao động. Một số trường đại học lựa chọn đào tạo theo “đơn đặt hàng” từ phía doanh nghiệp, điều này giúp cho sinh viên có cơ hội thực tập và làm việc ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các doanh nghiệp sẽ đồng hành với nhà trường để xây dựng chương trình đào tạo, rèn luyện kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ việc làm cho sinh viên.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, có nhiều trường đại học lại lựa chọn mô hình đào tạo theo chuẩn quốc tế bằng cách liên kết, hợp tác với các trường đại học lớn trên thế giới. Với phương thức đào tạo này, sinh viên sẽ được tiếp cận với những tài liệu, giáo trình hiện đại nhất cùng với sự giảng dạy từ đội ngũ giảng viên nước ngoài. Đây là một hướng đi đầy triển vọng, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, cải thiện trình độ ngoại ngữ và đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế.

Ở khu vực miền Trung, Đại học Duy Tân là một trong những trường đào tạo ngành Xây dựng theo chuẩn quốc tế. Nhà trường đã chính thức ký kết hợp tác đào tạo với Đại học Bang California ở Fullerton (CSU) trong lĩnh vực Xây dựng và Kiến trúc. Sinh viên được tăng cường học tiếng Anh và tập trung đào tạo cho kỹ sư tương lai các kỹ năng hoạch định dự án, tầm nhìn chiến lược, quản lý dự án, thiết kế công trình và năng lực tư duy thẩm mỹ.

Cơ hội nghề nghiệp ngành xây dựng

Sau khi tốt nghiệp, các tân kỹ sư ngành Xây dựng có thể đảm nhiệm các vị trí sau:

  • Kỹ sư thiết kế công trình
  • Kỹ sư xây dựng
  • Giám sát dự án
  • Chuyên viên tư vấn xây dựng
  • Chuyên viên tại các cơ quan quản lý xây dựng tại các quận, thành phố.
  • Giảng viên ngành Xây dựng tại các cơ sở có đào tạo chuyên ngành này
  • Giám đốc các công ty xây dựng tự thành lập.