Những điều giúp ngành Xây dựng Việt Nam phát triển mạnh trên trường quốc tế

Từ khi đất nước thống nhất cho đến nay; ngành Xây dựng luôn được đánh giá là có tiềm năng và giá trị để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp Việt nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình trước khi giai đoạn dân số vàng qua đi (khoảng năm 2030). Hiện nay; Việt Nam có 10 năm để tạo ra sự bứt phá. Ngành Xây dựng Việt Nam bắt đầu bùng nổ khi đất nước bước sang thời kỳ “Đổi mới”; khi sự thiếu hụt các công trình kiến trúc và cơ sở hạ tầng kéo dài đến 40 năm.

Ngành Xây dựng luôn được đánh giá là có tiềm năng và giá trị để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp Việt nam

Xây dựng – Nền kinh tế mũi nhọn của Việt Nam

Theo thống kê của Học viện Cán bộ và Quản lý thuộc Bộ Xây dựng thì tính đến thời điểm này; số nhân lực trong ngành Xây dựng của Việt Nam là cao nhất thế giới. Riêng số lượng kỹ sư; chuyên gia cao gấp 4 lần so với mức bình quân của các nước phát triển. Nếu biết cách khai thác, đây sẽ là lợi thế cho chúng ta nhưng nếu không có sẽ trở thành rủi ro khi chúng ta chậm trễ trong kế hoạch mở rộng thị trường quốc tế.

Việt Nam đang phát triển công nghiệp xây dựng ra nước ngoài bằng chuỗi cung ứng liên quan như sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết nội ngoại thất, thiết kế xây dựng, đầu tư địa ốc, dịch vụ tài chính, vận chuyển,… Không chỉ vậy; phát triển xây dựng ra thị trường nước ngoài còn là phương cách hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng tại Việt Nam; đảm bảo cơ hội tiếp thu và tích hợp kịp thời tinh hoa của cả thế giới.

 Phát triển xây dựng ra thị trường nước ngoài còn giúp cung cấp việc làm ổn định hơn cho lực lượng lao động trong ngành xây dựng khi thị trường trong nước có biến động hoặc bão hoà.

7 Kiến nghị để tạo ra sự bứt phá cho ngành Xây dựng Việt

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày Doanh nhân Việt Nam tại Văn phòng Chính phủ; ông Lê Viết Hải – Phó chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam; Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã đưa ra 7 kiến nghị; tập trung cho 3 nhóm vấn đề: Khuyến khích/ Hỗ trợ Thông tin/ Hỗ trợ Tài chính và Kết nối.

Ngành Xây dựng Việt Nam
Ông Lê Viết Hải phát biểu trong Gala kỷ niệm 15 năm ngày Doanh nhân Việt Nam tại Văn phòng Chính phủ

Thứ nhất; đối với những dự án quy mô lớn, đề xuất nên chia nhiều giai đoạn với các gói thầu không quá lớn. Điều kiện đấu thầu quốc tế nên có quy định nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu trong nước theo tỷ lệ tham gia của nhà thầu trong nước tối thiểu là 35% và hình thức liên danh là bình đẳng; cùng quản lý điều phối toàn dự án.

Thứ hai; giao cho VCCI hoặc một cơ quan chuyên trách ở trong nước kết nối với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để thu thập thông tin về thị trường xây dựng ở những nước có tiềm năng, qua đó; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng trong nước nhanh chóng tiếp cận các thị trường này.

Thứ ba; khi đàm phán hoặc tái ký kết các hiệp định thương mại quốc tế; Chính phủ nên quan tâm đưa vào điều khoản của hiệp định cho phép doanh nghiệp xây dựng Việt Nam được hành nghề bình đẳng như những nhà thầu nước ngoài khác cũng như bình đẳng với doanh nghiệp xây dựng ở nước sở tại.

Ngoài ra; hiệp định cũng nên có điều khoản công nhận bằng cấp, chứng chỉ chuyên ngành được cấp bởi các tổ chức giáo dục đào tạo chính quy của Việt Nam. Doanh nghiệp xây dựng Việt Nam được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu lao động; vật tư và phương tiện thi công khi đưa vào nước sở tại. Hiệp định cũng cần có điều khoản tránh đánh thuế hai lần đối với doanh nghiệp xây dựng Việt Nam.

Thứ tư; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng Việt Nam về các thủ tục cấp phép cũng như thủ tục chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài. Ưu tiên cho doanh nghiệp trong nước thực hiện các dự án đầu tư ở nước ngoài của nhà nước như toà đại sứ, toà tổng lãnh sự… Sớm thành lập hiệp hội nhà thầu Việt Nam ở Hải ngoại để tăng cường mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm.

Thứ năm; khuyến khích doanh nghiệp xây dựng đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển như cho doanh nghiệp xây dựng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi; áp dụng các chế độ ưu đãi như các ngành công nghệ cao khác. Bên cạnh đó; nên có chính sách hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục đăng ký bằng sáng chế ở trong nước cũng như quốc tế; rút ngắn quy trình cấp bằng sáng chế cho những phát minh kỹ thuật công nghệ mới trong xây dựng.

Thứ sáu; có chính sách phù hợp để tạo thêm động lực cho doanh nghiệp xây dựng Việt Nam phát triển theo hướng chuyên môn hoá cao về từng loại công trình; từng hạng mục công tác để tạo nên những doanh nghiệp xây dựng có đẳng cấp quốc tế trong từng loại công trình, từng hạng mục công tác chuyên môn.

Thứ bảy; xây dựng một chiến lược tổng thể phát triển ngành xây dựng Việt Nam và truyền thông rộng rãi về chính sách khuyến khích phát triển toàn diện ngành xây dựng cùng các chuỗi cung ứng với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng; ngành xây dựng Việt Nam sau khi trải qua một chặng được hình thành và phát triển thì hiện nay đã nhận được những thành quả nhất định. Tin rằng; trong tương lai ngành học này sẽ còn nhiều sự thay đổi và vững mạnh hơn nữa.