Tỉ lệ đô thị hóa ở Việt Nam đạt 40% vào năm 2020

Theo đại diện Bộ Xây dựng cho biết, trong năm 2020 này, ngành Xây dựng phải đặt mục tiêu tăng trưởng cho toàn ngành.

Cụ thể là trong buổi họp báo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 của ngành Xây dựng, đại diện của Bộ Xây dựng đã đề ra mục tiêu như sau: Giá trị sản xuất xây dựng toàn ngành (theo giá hiện hành) tăng khoảng 9 – 10% so với năm 2019. Đồng thời, tỉ lệ đô thị hóa cũng phải đạt khoảng 40%.

Ngành Xây dựng phải đặt mục tiêu tăng trưởng cho toàn ngành vào năm 2020

Với báo cáo của Bộ Xây dựng ta có thể thấy rằng, năm 2019, tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 9 – 9,2%; tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 39,2%, tăng 0,8% so với năm 2018.

Tổng diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 50 triệu m2 sàn; tổng sản lượng xi măng tiêu thụ khoảng 98 triệu tấn, đạt kế hoạch và tăng 3 triệu tấn so với năm 2018; sản lượng gạch xây đạt 26 tỷ viên (quy tiêu chuẩn) đạt kế hoạch và tương đương so với năm 2018.

Từ báo cáo của Bộ Xây dựng đã nêu lên được một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Cụ thể, tiến độ soạn thảo một số văn bản quy phạm pháp luật và một số đề án còn chậm so với kế hoạch; việc theo dõi, đánh giá tác động của cơ chế, chính sách có nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu.

Với thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đánh giá thị trường này có dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung ở nhiều phân khúc. Còn một số tồn tại như: Quảng cáo, thông tin không đúng sự thật để tăng giá, vi phạm quy hoạch, chia lô, bán nền trái quy định; vật liệu xây dựng không nung phát triển chậm; tiến độ thúc đẩy xử lý tro xỉ, phế thải công nghiệp làm thạch cao và vật liệu xây dựng chậm, sản lượng xử lý thấp so với kế hoạch đề ra…

Tỉ lệ đô thị hóa cũng phải đạt khoảng 40% trong năm 2020

Trong năm 2020, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, ngành Xây dựng đặt mục tiêu: Giá trị sản xuất xây dựng toàn ngành (theo giá hiện hành) tăng khoảng 9 – 10% so với năm 2019. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40%.

Từ những mục tiêu trên, ngành Xây dựng cần tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tiến độ, chất lượng, nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để xây dựng tốt các chính sách về quản lý đầu tư, đấu thầu, các mô hình đầu tư, đặc biệt là hình thức hợp tác công tư (PPP) làm cơ sở để triển khai các công trình đầu tư xây dựng trong thời gian tới.