Các môn học ngành Xây dựng Dân dụng sẽ đào tạo?

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của chất lượng đời sống con người trong đó thiết yếu nhất vẫn là nhu cầu về ăn, ở và đi lại. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng; xây dựng các công trình dân dụng trở thành cấp thiết hơn bao giờ hết. Do đó, ngành Xây dựng Dân dụng ngày càng được nhiều bạn trẻ theo học. Vậy các môn học ngành Xây dựng Dân dụng sẽ đào tạo là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Các môn học ngành Xây dựng Dân dụng
Các môn học ngành Xây dựng Dân dụng

Ngành Xây dựng Dân dụng là gì?

Ngành Xây dựng Dân dụng là ngành quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động về tư vấn – thiết kế kết cấu, tổ chức, giám sát, kiểm soát và quản lý thi công và quản lý dự án các công trình: nhà ở; khách sạn; khu chung cư; trường học; bệnh viện; trung tâm thương mại;…

Kỹ sư làm việc trong ngành Xây dựng Dân dụng phải có khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn xây dựng đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của xã hội.

Các môn học ngành Xây dựng Dân dụng

Khi theo học ngành Xây dựng Dân dụng sinh viên sẽ được định hướng với chương trình đào tạo đáp ứng các nhu cầu như sau:

– Nhận thức rõ về trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và có tư cách, trách nhiệm với xã hội. Hiểu biết chủ trương chính sách, các vấn đề kinh tế và pháp luật của đất nước.

– Có khả năng áp dụng các kiến thức khoa học cơ bản và khoa học kỹ thuật trong công tác chuyên môn.

– Xây dựng và tiến hành các thí nghiệm, cũng như phân tích và xử lý kết quả thí nghiệm và áp dụng trong việc kiểm tra chất lượng công trình xây dựng.

– Phân tích, thiết kế, cấu tạo kết cấu cho các loại công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn về kỹ thuật, kinh tế, và xã hội.

– Tư vấn, thiết kế biện pháp kỹ thuật, tổ chức thi công và quản lí dự án cho các công trình xây dựng.

– Khả năng tính tiên lượng, lập tổng mức đầu tư, dự toán, thanh quyết toán và thực hiện hoàn công các công trình xây dựng.

– Có khả năng xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề của kỹ thuật.

– Sử dụng được các thiết bị, các công cụ kỹ thuật hiện đại, các phần mềm chuyên

dùng, các kỹ năng cần thiết cho lĩnh vực chuyên môn.

– Trình bày và báo cáo kết quả các công việc thực hiện. Có khả năng giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh, tư duy độc lập và làm việc nhóm có hiệu quả. Nhận thức về sự cần thiết và có khả năng tham gia quá trình học tập – suốt đời.

Ngành Xây dựng Dân dụng học gì?
Ngành Xây dựng Dân dụng học gì?

Cơ hội nghề nghiệp ngành Xây dựng Dân dụng

Sau khi tốt nghiệp; sinh viên ngành Xây dựng Dân dụng có khả năng đảm nhiệm các vị trí việc như:

– Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước các cấp: xã, phường, huyện, quận, và các sở ban ngành có liên quan đến xây dựng cơ bản;

 – Làm việc trong các tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội về quản lý công tác xây dựng cơ bản;

– Làm việc trong các công ty, tổng công ty, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế với các vị trí tư vấn thiết kế, thi công, giám sát công trình, quản lý dự án xây dựng;

– Làm việc trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học;

– Làm việc cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, nước ngoài về xây dựng;

– Có khả năng thành lập các công ty cổ phần về lĩnh vực tư vấn thiết kế, thi công các công trình xây dựng, lĩnh vực quản lý – giám sát các dự án xây dựng, về lĩnh vực vật liệu xây dựng, về lĩnh vực trang thiết bị trong công trình;

– Ngoài ra, các bạn còn có thể trở thành giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo các chuyên ngành Xây dựng.

Việc làm ngành Xây dựng Dân dụng ra sao?
Việc làm ngành Xây dựng Dân dụng ra sao?

Xây dựng Dân dụng là ngành học đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay; do đó, cơ hội việc làm đối với ngành này cũng rất rộng mở. Nếu thực sự yêu thích công việc ngành Xây dựng Dân dụng ngoài việc tìm hiểu các môn học ngành Xây dựng Dân dụng. Không chỉ vậy, hiện nay học văn bằng 2 ngành Xây dựng Dân dụng cũng rất phổ biến. Bạn hãy tìm thêm thật nhiều điều về ngành này để có được sự lựa chọn đúng đắn nhất.