Sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng và cơ hội việc làm sau khi ra trường

Được đánh giá là ngành học khô khan và gian khổ nhưng trên thực tế Kỹ thuật Xây dựng lại là ngành học có nhiều tiềm năng để phát triển hơn cả. Khi xã hội ngày một hiện đại hóa; lẽ tất yếu sẽ cần nhiều hơn những công trình; những khu đô thị chất lượng cao. Do đó; hàng năm có rất nhiều thí sinh tham gia xét tuyển ngành Kỹ thuật Xây dựng. Vậy cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng ra sao? Cùng tìm hiểu nhé.

Việc làm sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng
Cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng

Sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng học gì?

Kỹ thuật Xây dựng được hiểu là ngành học chuyên sâu về từ vấn – thiết kế; giám sát – quản lý và nghiệm thu các công trình dân dụng hay các công trình công nghiệp phục vụ đời sống như nhà ở, chung cư, cao tốc, khách sạn, cầu đường, nhà hàng, công viên, sân bay, các công trình trên biển.

Vì thế đây là ngành học đòi hỏi sinh viên phải học tập khá nhiều, khá nặng và cần nỗ lực bền bỉ. Tại khoa Xây dựng Đại học Duy Tân; các chương trình học cũng khá tương đồng những trường tuyển sinh ngành Kỹ thuật Xây dựng khác.  

Khi trúng tuyển ngành Kỹ thuật Xây dựng các bạn sẽ được trang bị các kiến thức từ cơ sở đến chuyên sâu; như: Vật lý kỹ thuật, toán ứng dụng, các phần mềm thiết kế, trắc địa, kết cấu xây dựng, thủy lực,…

Ngoài ra; các bạn còn được học về cấu tạo kiến trúc, vật liệu xây dựng, kết cấu bê tông cốt thép, các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ cho công tác tư vấn – thiết kế – giám sát và tổ chức thi công công trình.

Không dừng lại ở những bài học chuyên môn trên lớp; Đại học Duy Tân còn xây dựng các bài học thực hành; khảo sát thực tế để các bạn hiểu thêm về các vấn đề liên quan kiến thức kiểm tra vật liệu; các giải pháp bảo vệ môi trường và quy định pháp luật trong xây dựng; kiểm tra chất lượng và độ an toàn của công trình xây dựng.

Ngành Xây dựng học gì
Khi trúng tuyển ngành Kỹ thuật Xây dựng các bạn sẽ được trang bị các kiến thức từ cơ sở đến chuyên sâu

Nhìn chung; lượng kiến thức mà các sinh viên khoa kỹ thuật xây dựng cần học là rất nhiều. Vì thế; trước khi nộp hồ sơ tuyển sinh ngành kỹ thuật công trình bạn cần cân nhắc và xem xét bản thân thật cẩn thận. Ngoài việc đây là ước mơ và niềm yêu thích; cũng nên tự đặt ra cho mình các câu hỏi liên quan đến tố chất công việc như bạn có là người cẩn thận tỉ mỉ? Có giỏi các môn học tự nhiên, hay có khả năng tính toán tốt?

Đồng thời bạn có sẵn sàng bỏ thời gian để tìm hiểu về địa lý; phong thuỷ và lịch sử, có vốn sống sống động và đa dạng hay không? Bạn có thực sự thích làm việc trong môi trường xây dựng đầy tính thử thách, rủi ro cũng như đòi hỏi bản thân bạn là người chịu được các áp lực giỏi và biết xử lý vấn đề nhạy bén?

Cơ hội việc làm sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng

Khi theo học ngành kỹ thuật xây dựng; bạn sẽ được học đến 80% kiến thức về xây dựng và 20% còn lại về ngành công nghệ thông tin chuyên ngành; vì thế bạn có thể yên tâm về cơ hội nghề nghiệp của mình trong tương lai. Bạn có cơ hội để lựa chọn một trong các lĩnh vực này khi ra trường: quản lý dự án, cầu đường, các công trình thuỷ, dân dụng.

Ngoài ra; bạn còn có thể tìm hiểu và có thể xin việc tại các công ty như: 

  • Làm các công việc liên quan đến quản lý chất lượng; tham gia các công việc kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
  • Tham gia tư vấn; thiết kế tại các công ty chuyên về Tư vấn thiết kế – Xây dựng và Quy hoạch. 
  • Giảng dạy tại các trường Đại học; trường cao đẳng, trường nghề,…
  • Làm việc tại các cơ quan quản lý có liên quan đến những dự án xây dựng
  • Thực hiện các nghiên cứu khoa học liên quan đến cơ học đất, cơ lý thuyết, cơ học vật rắn biến dạng,…
Đa dạng việc làm ngành Xây dựng
Sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng có đa dạng cơ hội việc làm

Ngày nay; việc tuyển sinh ngành kỹ thuật xây dựng không còn quá khó khăn khi mà các bạn học sinh cấp 3 hoàn toàn có quyền chọn lựa các trường ngoài công lập để xét tuyển học bạ dựa vào thành tích lớp 12 của mình hoặc thành tích 3 năm học tại THPT. Tuy nhiên; bạn hãy xem xét và suy nghĩ kỹ càng xem bản thân có thực sự muốn trở thành sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng không nhé.