Kiến thức kỹ năng
Những kỹ năng bắt buộc của sinh viên ngành Xây dựng
Nếu muốn lựa chọn con đường trở thành Kỹ sư Xây dựng ngay từ bây giờ bạn nên chuẩn bị cho mình những kỹ năng thật cần thiết để làm việc hiệu quả và tạo ra thu nhập cho bản thân mình. Dưới đây sẽ là gợi ý những kỹ năng bắt buộc phải có của sinh viên ngành Xây dựng.
Sinh viên ngành Xây dựng phải đọc được bản vẽ
Sẽ ra sao nếu như một Kỹ sư Xây dựng lại không thể đọc được bản vẽ; điều này chẳng khác gì người Việt không thể đọc được tiếng Việt vậy. Bản vẽ chính là ngôn ngữ giao tiếp của ngành Xây dựng; là ngôn ngữ chung của những người học thiết kế, người thi công cũng như chủ đầu tư. Khi đi vào công việc; những điều ta nói chỉ còn dựa trên bản vẽ thiết kế.
Khi đọc một bản thiết yêu cầu người kỹ sư phải nắm bắt được những thông tin mà người thiết kế muốn truyền tải, hiểu được quy mô, tính chất công trình mình sắp thi công, hình dung cụ thể được những công việc mình phải làm để hoàn thành được công trình. Đồng thời; người kỹ sư còn phải bóc tách được khối lượng từ bản vẽ thì mới có cơ sở để thi công, bố trí vật tư, thiết bị và nhân lực thi công.
Sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành
Với người học ngành Xây dựng việc có khả năng sử dụng máy tính và đặc biệt là các phần mềm chuyên ngành là điều bắt buộc; bởi hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin đã quá phổ biến; nên việc sử dụng các phần mềm để tiết kiệm sức lực; tăng hiệu quả và độ chính xác của công việc là việc hoàn toàn nên làm. Phần mềm chuyên ngành Xây dựng chính là công cụ làm việc đắc lực đối người sinh viên ngành Xây dựng.
Bạn học xây dựng; cầm tấm bằng Kỹ sư Xây dựng mà chưa vững một phần mềm cơ bản như CAD; hoặc không biết đặt thép lớp trên hay lớp dưới thì đừng nói đến chuyện hành nghề.
Sinh viên ngành Xây dượng phải độc lập và thành thạo trong thiết kế công trình
Để có thể làm được như vậy; đầu tiên bạn phải biết tính toán kết cấu cho công trình, khi tính toán xong các bạn phải biết triển khai ý tưởng bằng bản vẽ.
Hơn nữa; người Kỹ sư Xây dựng cũng có thể nghiên cứu để thiết kế kiến trúc cơ bản cho các công trình đơn giản, như Công trình cấp IV. Điều này có thể giúp bạn có thêm nhiều cơ hội việc làm khác; bên cạnh công việc chính, giúp tăng thêm thu nhập rất đáng kể.
Khả năng tiếng anh của sinh viên ngành Xây dựng phải tốt
Khi bạn đã có nền tảng với tiếng Anh thì còn ngần ngại gì nữa mà không phát triển nó lên. Làm việc trong ngành Xây dựng mà có thêm vốn ngoại ngữ kha khá thì lương của bạn sẽ được tính bằng USD đấy.
Thêm nữa; những công nghệ thi công tiên tiến nhất hiện nay đều từ nước ngoài, nếu không thực sự có khả năng ngoại ngữ chuyên ngành thì bạn sẽ có rất ít cơ hội phát triển cho bản thân mình.
Kỹ năng mềm
Dù làm ở bất cứ ngành nghề nào thì việc trang bị cho mình đầy đủ các kỹ năng mềm là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra; người làm trong ngành Xây dựng còn phải có kỹ năng kết hợp làm việc nhóm cao; vì chắc chắn để hoàn thành một công trình xây dựng bạn không thể làm nó một mình được. Cuối cùng; để phát triển nhanh bạn cần có thêm khả năng lãnh đạo. Nếu giỏi chuyên môn, bạn sẽ là người đi làm; nhưng có thêm khả năng lãnh đạo bạn sẽ sớm thành người quản lý.
Sinh viên ngành Xây dựng phải chủ động nghiên cứu
Với xã hội ngày nay; mỗi ngày qua đi sẽ có vô số sự thay đổi; nếu bạn là người cổ hũ, thụ động không biết tự mày mò nghiên cứu thì rất khó để thành công. Không cần nói gì quá xa xôi; riêng với khoản cập nhật các thông tư, quy định mới của nhà nước về ngành Xây dựng cũng đã bắt buộc bạn không thể ngồi yên một chỗ rồi.
Các công nghệ Xây dựng mới; các phần mềm ứng dụng mới, các xu hướng mới,… Đơn vị tuyển dụng chắc chắn sẽ rất hài lòng với một ứng viên có kiến thức sâu rộng về như vậy.
Đừng lấy tấm bằng Đại học ra để hơn thua mà hãy tập trung vào những kinh nghiệm thực tế mà bạn có. Cố gắng học tập và làm tất cả những gì có thể một cách thành thạo nhất; vì bạn sẽ chẳng thể kiểm tra hay hướng dẫn ai được khi chính bản thân lại không biết làm việc đó như thế nào. Đó chính là những điều mà một sinh viên ngành Xây dựng mới ra trường nắm rõ.