Cùng khám phá ngành Xây dựng Dân dụng

Xã hội phát triển, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng, kéo theo đó là nhu cầu về thay đổi diện mạo đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Các công trình kiến trúc, căn hộ, biệt thự, khu công nghiệp,… “mọc” lên san sát, thể hiện rõ vai trò quan trọng của ngành Xây dựng đối với quá trình chuyển mình đổi mới đất nước, đáp ứng nhu cầu của người dân. Vậy hãy cùng khám phá ngành Xây dựng Dân dụng nhé.

 khám phá ngành Xây dựng Dân dụng
Cùng khám phá ngành Xây dựng Dân dụng

Xây dựng dân dụng là gì?

Hầu hết mọi người đều nghe đến cụm từ “Ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp” nhưng không phải ai cũng hiểu rõ Xây dựng Dân dụng là gì. Thật ra, xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp là hai mảng chính của ngành xây dựng. Các cơ sở giáo dục thương đặt tên gọi cho ngành này là ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng). Ngành học này sẽ chuyên về lĩnh vực tổ chức thi công, quản lý giám sát, tư vấn, thiết kế và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp nhằm phục vụ đời sống con người.

Nhiệm vụ của các kỹ sư xây dựng dân dụng là thiết kế, thi công và bảo trì các công trình nhà ở, trường học, bệnh viện, công xưởng và các hệ thống hạ tầng giao thông,… Có thể nói, trong số tất cả các ngành kỹ thuật thì ngành Kỹ thuật xây dựng có từ lâu đời nhất và thu hút nhiều nhân lực nhất.

Ngành Xây dựng Dân dụng là gì?
Ngành Xây dựng Dân dụng là gì?

Vai trò của ngành Xây dựng Dân dụng

Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, ngành Xây dựng luôn chiếm được ưu thế hàng đầu và đóng vai trò hết sức thiết thực. Cụ thể hơn về những vai trò của ngành Xây dựng Dân dụng tác động đến sự phát triển kinh tế là:

  • Tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng
  • Tăng giá trị lợi nhuận cho kinh tế quốc dân
  • Tạo cơ hội cho ngành kinh tế phát triển
  • Mang đến tiềm lực dồi dào, thu hút đầu tư nước ngoài
  • Sử dụng lượng lớn nguồn lao động, thu hút vốn cao trong nền kinh tế và tác động trực tiếp hoạt động của thị trường tài chính.
  • Nâng cao năng lực sản xuất, năng lực phục vụ cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân

Các nhân tố tham gia trong quá trình xây dựng

  • Kỹ sư tư vấn thiết kế
  • Kỹ sư xây dựng
  • Nhà quản lý dự án
  • Kiến trúc sư
  • Tư vấn giám sát thi công
  • Đơn vị thầu thi công: thầu chính và thầu phụ
  • Công nhân
ngành Xây dựng Dân dụng
Tìm hiểu về ngành Xây dựng Dân dụng

Với những kiến thức về ngành Xây dựng Dân dụng ở trên; chắc hẵn rằng bạn đã có thể hiểu được phần nào tính chất công việc cũng như ý nghĩa của ngành học đặc thù này. Chúc bạn chọn lựa được ngành học phù hợp với bản thân.