Cơ hội việc làm cho cử nhân ngành Xây dựng ĐH Duy Tân

Học ngành xây dựng thì nên học ở đâu? ngành xây dựng học bao nhiêu năm? nơi nào đào tạo ngành xây dựng chất lượng?… luôn là những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm trong mỗi mùa tuyển sinh. Hiện nay; Đại học Duy Tân Đà Nẵng đang tuyển sinh các ngành thuộc lĩnh vực xây dựng như Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp; Xây dựng Cầu đường; Công nghệ Quản lý Xây dựng; nếu quan tâm các bạn có thể thử tham khảo từ đó hiểu hơn về cơ hội việc làm cho cử nhân ngành Xây dựng ĐH Duy Tân.

Cơ hội việc làm cho cử nhân ngành Xây dựng
Cơ hội việc làm cho cử nhân ngành Xây dựng ĐH Duy Tân

Hiểu lầm đối với công việc của cử nhân ngành Xây dựng

Cử nhân ngành Xây dựng hoàn toàn khác với thợ xây dựng. Cử nhân Xây dựng đảm nhận các công việc liên quan đến kỹ thuật xây dựng trong quá trình thiết kế và thi công một công trình xây dựng và quản lý, định giá, thẩm định trong các công ty xây dựng, công ty tư vấn xây dựng, các tổ chức xây dựng. Trong khi đó; thợ xây dựng chịu trách nhiệm thi công.

Ngành Xây dựng học gì?

Sinh viên ngành Xây dựng khi theo học sẽ được học 70% về kiến thức và các kỹ năng quản lý; 30% về kiến thức liên quan đến kỹ thuật xây dựng. Kết cấu khối lượng kiến thức đào tạo của toàn khóa học bao gồm: Đại cương về Luật xây dựng, Quản trị học, kỹ năng giao tiếp, marketing…

Kiến thức cơ sở ngành sẽ có: Vẽ kỹ thuật; Địa chất công trình; Cấu tạo kiến trúc; quản lý vật tư công trình xây dựng; quản lý thiết bị thi công và kiến thức chuyên ngành về Lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng; Đấu thầu và tổ chức đấu thầu; Kiểm toán; Quản lý chất lượng công trình; Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường; Lập dự toán; Thực hành phần mềm dự toán; thực hành phần mềm quản lý tiến độ dự án Microsoft Project; Marketing xây dựng; tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình…

Ngoài ra; cùng với việc trang bị kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tốt và tác phong làm việc hiện đại; sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Xây dựng sẽ có rất nhiều cơ hội tham gia vào các dự án xây dựng trong nước cũng như ở nước ngoài. Hàng năm; nhà trường đều khảo sát ý kiến các doanh nghiệp bên ngoài để điều chỉnh việc đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế.

Học ngành Xây dựng
Ngành Xây dựng học gì?

Vị trí công việc phù hợp với ngành Xây dựng

Do nhu cầu xã hội cao, nên nhân lực ngành Xây dựng hiện đang rất được săn đón. Theo đó cơ hội việc làm cũng rộng mở hơn với nhiều vị trí làm việc linh hoạt dành riêng cho ngành Xây dựng, tiêu biểu có thể kể đến:

  • Công ty tư vấn xây dựng: nhân viên phòng Kinh doanh; nhân viên phòng Quản lý dự án; nhân viên phòng Đấu thầu; nhân viên phòng Hành chính – Nhân sự, nhân viên lập dự án và thẩm định dự án, …
  • Công ty thi công (nhà thầu): Nhân viên phòng Kinh doanh, nhân viên phòng Đấu thầu, nhân viên Phòng QS, nhân viên phòng Hành chính, nhân viên phòng Nhân sự,
  • Ban Quản lý dự án các Quận/Huyện: nhân viên tất cả các bộ phận trong Ban
  • Nhân viên phụ trách công tác thanh quyết toán trong Phòng Kế Hoạch – Tài Chính Quận, Kho bạc Quận, Sở Tài Chính, Sở Kế Hoạch – Đầu Tư, …
  • Nhân viên tại các Phòng Đầu Tư, Phòng Dự án của các chủ đầu tư bất động sản
Nhân lực ngành Xây dựng
Nhân lực ngành Xây dựng hiện đang rất được săn đón
Xem thêm: Học Xây dựng tại Đại học Duy Tân để trở thành những Kỹ sư tài năng

Ngoài những vị trí kể trên; cử nhân ngành Xây dựng sau khi tốt nghiệp còn có thể: Làm quản lý xây dựng ở các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan quản lý xây dựng và quản lý đô thị ở UBND các cấp: tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; các thành phố, các quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh, các phường và thị trấn; Làm nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý đô thị; Làm công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo…

Mong rằng từ những chia sẻ trên, các bạn không chỉ hiểu hơn về ngành Xây dựng mà còn biết thêm về Khoa Xây dựng ĐH Duy Tân – một địa chỉ đào tạo uy tín rất đáng để các bạn tìm hiểu cũng như gửi gắm ước mơ tương lai.

Bình luận ở “Cơ hội việc làm cho cử nhân ngành Xây dựng ĐH Duy Tân

  1. Pingback: Ngành Công nghệ Quản lý Xây dựng học gì? | Ngành xây dựng

Đã đóng bình luận