Vì sao tốt nghiệp nhiều nhưng ngành Xây dựng vẫn thiếu nhân lực?

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành; Xây dựng hiện đang nằm trong top 10 ngành hot trong những năm tới. Do đó, trong thời gian qua; công việc ngành Xây dựng vẫn đang được các bạn trẻ theo đuổi rất nhiều. Cùng với đó; nhân lực ngành Xây dựng ở Việt Nam cũng rất được săn đón thế nhưng ngành này vẫn thường xuyên thiếu nhân lực. Cùng bài viết tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao tốt nghiệp nhiều nhưng ngành Xây dựng vẫn thiếu nhân lực?”.

Vì sao tốt nghiệp nhiều nhưng ngành Xây dựng vẫn thiếu nhân lực?

ngành Xây dựng thiếu nhân lực
Vì sao tốt nghiệp nhiều nhưng ngành Xây dựng vẫn thiếu nhân lực?

Tăng trưởng ngành Xây dựng ở Việt Nam tăng vượt bậc

Theo thống kê; ngành xây dựng là ngành có mức tăng trưởng bền vững hàng năm; đóng góp 0.6 điểm phần trăm vào cơ cấu tăng trưởng GDP của cả nước.

Hiện nay; nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào ngành xây dựng Việt Nam đang tăng mạnh và chiếm tỷ trọng khá lớn. Cụ thể; mỗi năm có từ 40-50% nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam cho mảng xây dựng với tổng ngân sách ước đạt 4-5 tỷ USD/năm. Với tốc độ tăng trưởng đều mỗi năm trên 10%; như vậy dự kiến đến năm 2025 quy mô thị trường xây dựng Việt Nam sẽ đạt hơn 14 tỷ USD; một con số khổng lồ và là nguồn cung lớn cho việc làm ngành Xây dựng trên thị trường.

Tỉ lệ cung cầu chưa cân đối

Dù số lượng sinh viên theo học ngành Xây dựng nhiều nhưng trong vài năm nay; nhiều doanh nghiệp xây dựng vẫn trong tình trạng thiếu thợ lành nghề; kỹ sư có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Mọi thứ có lẽ xuất phát từ việc môi trường giảng dạy cùng chương trình học chưa thật sự phù hợp; từ đó dẫn đến việc sinh viên chỉ được học lý thuyết mà chưa có nhiều cơ hội thực hành. Chính vì vậy; nếu bạn thực sự có năng lực thì cơ hội tìm kiếm công việc không hề khó khăn.

doanh nghiệp xây dựng thiếu thợ lành nghề
Nhiều doanh nghiệp xây dựng vẫn trong tình trạng thiếu thợ lành nghề

Yêu cầu về chuyên môn

Bởi vì tính chất đặc thù của ngành xây dựng; từ các việc làm xây dựng cầu đường, xây dựng căn hộ, điện dân dụng… đều đòi hỏi làm việc trên cao, ngoài trời, thường xuyên mang vác nặng nên yêu cầu cao về thể lực là điều bình thường. Bên cạnh đó; người làm việc trong ngành Xây dựng cần có tinh thần thép; ý chí kiên cường để không nản chí trước những khó khăn.

Không giống như nhiều ngành nghề khác; với tính đặc thù cao, ngành Xây dựng khó có thể tiếp nhận những sinh viên học ngành nghề khác đi theo công việc. Không chỉ phải thuộc lòng lý thuyết; bạn còn phải được thực hành thực tế trong một khoảng thời gian dài.

chuyên môn ngành Xây dựng
Yêu cầu về chuyên môn ngành Xây dựng

Vì nhiều yêu cầu khắt khe; ngành Xây dựng luôn cố gắng tạo ra được các thế hệ nhân lực có kỹ năng chuyên môn cao song; không phải trường Đại học, Cao đẳng nào cũng có thể hỗ trợ hoàn hảo hệ thống thực hành cũng như những chương trình học mới nhất. Cùng với đó; tư duy thụ động, không muốn tiếp cận cái mới cũng gây ra rất nhiều hạn chế cho nhân lực ngành Xây dựng ở Việt Nam; từ đó dẫn đến tình trạng tốt nghiệp nhiều nhưng ngành Xây dựng vẫn thiếu nhân lực.