Cơ hội nghề nghiệp
Ngành xây dựng có dễ xin việc?
Trong quá trình phát triển của đất nước; ngành Xây dựng luôn giữ vững và khẳng định được vị trí, vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn; có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội; do đó “ngành xây dựng có dễ xin việc?” luôn là câu hỏi thường xuyên được quan tâm.
Ngày nay; các trường đại học cũng rất quan tâm đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần tăng tiến độ; giảm chi phí dự án nhưng vẫn thiết kế và xây dựng được các công trình chất lượng, độc đáo với công năng sử dụng cao. Hãy cùng tìm hiểu về thực trạng ngành xây dựng và nhu cầu về nguồn nhân lực để có những lựa chọn sáng suốt cho công việc của mình trong tương lai nhé.
Về thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay; ngành xây dựng còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng; tỷ lệ công nhân trực tiếp sản xuất qua đào tạo kỹ năng nghề còn rất thấp; tác phong công nghiệp chưa được cải thiện;… khiến năng suất lao động không cao; chất lượng sản phẩm còn nhiều sai sót dẫn đến giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như ngay tại thị trường trong nước.
Theo Cục thống kê; trong ngành xây dựng hiện nay có khoảng 32% cán bộ chưa qua đào tạo; 41% trình độ sơ cấp và 68.7% đào tạo ở xã, huyện. Trên cả nước chỉ có 36% cán bộ có chuyên môn, được đào tạo trong lĩnh vực xây dựng. Và chính vì nguồn nhân lực quá ít đã dẫn đến nhiều ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình triển khai dự án, quản lý và quy hoạch.
Khảo sát thực tế cho thấy; năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ công nhân lao động chuyên ngành được đánh giá là vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể; số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chỉ chiếm tỷ lệ 11,8%; số thợ bậc cao (bậc 6,7) chỉ chiếm khoảng 7% nhân lực ngành.
Cơ cấu bình quân hiện nay ở Việt Nam giữa kỹ sư – trung cấp chuyên nghiệp – công nhân học nghề lần lượt tương ứng tỷ lệ 1 – 1,3 – 0,5. Trong khi ở các nước trên thế giới bình quân là 1 – 4 – 10. Tỷ lệ này ở Việt Nam phản ánh tình trạng thừa thầy, thiếu thợ và đây cũng là câu chuyện đang diễn ra với nhiều ngành khác.
Từ các số liệu trên; có thể nhận định sự thiếu hụt trầm trọng về nguồn nhân lực trong ngành xây dựng và tỷ lệ này có xu hướng ngày càng gia tăng. Vậy; ngành Xây dựng có dễ xin việc?
Theo cáo báo từ các nghiên cứu dự báo thị trường lao động; ngành xây dựng nằm trong Top 10 ngành hot trong những năm tới. Hướng tới mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020; nhu cầu nguồn nhân lực như: kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình,… của các doanh nghiệp, nhà thầu cũng tăng lên. Dự báo; nhu cầu nhân lực ngành xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000 – 500.000 người.
Cùng đó; mục tiêu phát triển nhân lực ngành xây dựng sẽ khoảng 8 – 9 triệu người, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo đạt khoảng 65% vào năm 2020.
Hiện nay; nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào ngành xây dựng Việt Nam đang tăng mạnh và chiếm tỷ trọng khá lớn. Cụ thể; mỗi năm có từ 40-50% nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam cho mảng xây dựng với tổng ngân sách ước đạt 4-5 tỷ USD/năm. Với tốc độ tăng trưởng đều mỗi năm trên 10%; như vậy dự kiến đến năm 2021 quy mô thị trường xây dựng Việt Nam sẽ đạt 14 tỷ USD; một con số khổng lồ và là nguồn cung lớn cho việc làm xây dựng trên thị trường.
Các con số trên cho thấy; cơ hội nghề nghiệp ngành Xây dựng là rất cao. Tuy nhiên; các ứng viên cần phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng vững vàng, có tinh thần ham học hỏi để đáp ứng được nhu cầu vị trí công việc mà Doanh nghiệp đưa ra. Hãy luôn nỗ lực; phấn đấu trong học tập khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường để sau khi tốt nghiệp chúng ta sẽ có một vị trí công việc yêu thích cùng mức lương và chế độ đãi ngộ phù hợp với năng lực của bản thân.
Mong rằng; với một vài chia sẻ ở trên các bạn đã có thể phần nào trả lời được câu hỏi: “ngành xây dựng có dễ xin việc?”; đồng thời có được quyết định chính xác nhất cho tương lai của chính mình.