Kiến thức kỹ năng
Những nguyên tắc vàng để trở thành Kỹ sư Xây dựng giỏi
Kỹ sư xây dựng là người có khả năng tư vấn xây dựng tính toán kết cấu và thi công các công trình xây dựng. Để có thể chủ động lập dự án, thiết kế, tổ chức thi công, giám sát, quản lý các dự án xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng, tiếp nhận các công nghệ tiên tiến thì người Kỹ sư xây dựng phải thực sự có chuyên môn cao.
Thiết kế kiến trúc chiếm phần lớn khối lượng công việc trong thiết kế một ngôi nhà. Kiến trúc sư và kỹ sư Xây dựng do đó phải hòa hợp thống nhất để có thể hiện thực hóa ý tưởng của mình cũng như mong muốn của chủ nhà, bản thiết kế giúp chủ nhà có cái nhìn trực quan hơn về căn nhà của mình sắp triển khai.
Thông tin Tuyển sinh ngành Xây dựng tại Đại học Duy Tân
Công việc của Kỹ sư Xây dựng giỏi nhìn chung là vất vả từ khâu tính toán, đo đạc, thiết kế đến thi công. Khi triển khai thi công xây dựng các công trình lớn như thiết kế khách sạn, thi công biệt thự nhà phố,… người kỹ sư cần hướng dẫn nhà thầu thực hiện toàn bộ hay một số loại công việc như đọc hiểu bản vẽ thiết kế kiến trúc tính toán khối lượng phải làm, lập bản vẽ chi tiết, hướng dẫn công nhân thực hiện, lập bản vẽ hoàn công khi làm xong,…
Thiết kế nội thất lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt, kỹ sư giám sát thi công, chỉ huy trưởng xây dựng sâu sát công trình. Không chỉ có vậy, nếu muốn trở thành một Kỹ sư Xây dựng giỏi người kỹ sư còn phải thực hiện được những nguyên tắc vàng dưới đây.
Kỹ sư Xây dựng phải biết đọc bản vẽ
Ngôn ngữ giao tiếp của những người làm trong ngành Xây dựng nói riêng và của dân kỹ thuật nói chung là bản vẽ. Kỹ sư thiết kế, kiến trúc sư thể hiện những ý tưởng, đồ án thiết kế kiến trúc của mình bằng các bản vẽ còn nhiệm vụ của người cán bộ kỹ thuật là triển khai ý tưởng, đồ án thiết kế đó ra thực tế, thành hiện thực. Do đó, việc bạn biết đọc bản vẽ là một yêu cầu quan trọng khi bạn đi làm.
Người Kỹ sư Xây dựng phải biết sử dụng máy tính
Trong thời đại công nghệ thông tin phổ biến như hiện nay mà bạn không biết dùng máy tính thì đúng là nên xem xét. Nhưng hầu như ít người biết đầu tư thời gian vào học những kỹ năng phục vụ cho công việc sau này.
Nếu một ngày bạn có thể dành khoảng 30 phút đến 1 giờ để học đánh máy 10 ngón, để tập lập dự toán và sử dụng các phần mềm chuyên ngành như AutoCAD, Dự toán GXD, Dự thầu GXD, 3Dmax, Quyết toán GXD… thì khi thi công chỉ đạo giám sát các công trình kiến trúc một cách dễ dàng nhất.
Kỹ sư Xây dựng bắt buộc phải biết bóc tách dự toán
Việc bóc tách dự toán rất quan trọng với một Kỹ sư Xây dựng. Nếu bạn không biết bóc tách dự toán thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc hay trong quá trình chỉ đạo thi công.
Bạn cần biết được ngày hôm nay, tháng tới làm những việc gì, khối lượng bao nhiêu, cần ứng bao nhiêu vốn và cần chở về công trường bao nhiêu nguyên, vật liệu thật là dở nếu như chủ đầu tư các biệt thự, khách sạn hay những công trình dân dụng hỏi bạn mác bê tông 200 tương đương cấp độ bền B15 thì cần bao nhiêu xi măng, cát, đá mà bạn lúng túng thì chuyên môn bạn có vấn đề.
Hơn thế nữa, người Kỹ sư Xây dựng còn cần phải biết bóc tách khối lượng để làm thầu, lập hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành theo giai đoạn, quyết toán hợp đồng. Biết nhiều phần mềm hỗ trợ rất hữu ích cho bạn trong việc bóc tách dự toán.
Người Kỹ sư Xây dựng chắc chắn phải biết lập hồ sơ dự thầu, lập giá dự thầu
– Làm sao để tính giá dự thầu? Cách bóc tách kiểm tra khối lượng; kỹ năng tra mã hiệu công việc?
– Đọc hồ sơ mời thầu cần chú ý gì? Phân công làm hồ sơ thầu ra sao?
– Chuẩn bị hồ sơ năng lực thế nào? Báo cáo tài chính cần chuẩn bị gì?
– Đơn dự thầu, bảo lãnh dự thầu cần làm vào lúc nào?
– Làm sao để có hồ sơ dự thầu tốt nhất và có khả năng trúng thầu nhất?
Người Kỹ sư Xây dựng còn phải biết lập hồ sơ thanh quyết toán xây dựng
– Lập hồ sơ dự thầu rồi, đi đấu thầu, trúng thầu, làm dự toán công trình đến giai đoạn cuối thanh quyết toán là của bạn mà người kỹ sư cần biết
– Các công việc của hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh
Các mẫu biểu và quy trình thực hiện mà kỹ sư phải tuân thủ theo
– Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước.
– Thông tư 09/2011/TT-BXD ngày 28/06/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình.
– Thông tư số 19/2011/TT-BCT ngày 14/2/2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
Kỹ sư Xây dựng là người ước chừng số lượng vật liệu, tài chính cũng như thời gian thi công. Do đó, trước khi lên kế hoạch xây dựng thi công hãy chọn thật kỹ người Kiến trúc sư và Kỹ sư Xây dựng giỏi để việc cụ thể hóa kế hoạch xây nhà được tiến hành thuận tiện hơn.
Không dừng lại ở những kỹ năng trên, người Kỹ sư Xây dựng còn phải thường xuyên trau dồi bản thân ở các kỹ năng mềm, khả năng ngoại gia, hợp tác cũng như cập nhật liên tục những điểm mới trong ngành Xây dựng. Có như vậy, bạn mới có thể trở thành một Kỹ sư Xây dựng giỏi.
Pingback: Những kỹ năng sống còn với Kỹ sư Xây dựng | Ngành xây dựng
Pingback: Kỹ sư Xây dựng mới ra trường nên biết những điều này
Pingback: Sinh viên ngành Xây dựng phải có kỹ năng gì | Ngành xây dựng