Kiến thức kỹ năng
Ngành Kỹ sư cầu đường và những điều bạn cần nắm
Nếu bạn đang muốn theo đuổi ngành Kỹ sư cầu đường nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì bài viết dưới đây sẽ là thông tin về ngành Kỹ sư cầu đường và những điều bạn cần nắm:
Hiểu rõ về ngành Kỹ sư cầu đường
Nghề kỹ sư cầu đường được phân ra làm hai bộ phận chính: kỹ sư tư vấn thiết kế và kỹ sư giám sát công trình. Nói một cách dễ hiểu để các bạn dễ hình dung kỹ sư tư vấn thiết kế cần phải làm các công việc trước khi thi công công trình như khảo sát địa hình, tính toán các phương án thi công, lập các bản vẽ chi tiết về công trình đó, lên kế hoạch thi công cụ thể…
Công việc này đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, giỏi tính toán, có khả năng nghiên cứu tốt. Phù hợp với những bạn yêu thích công việc theo hướng nghiên cứu khoa học. Đây là một công việc khá khó khăn. Không phải ai cũng có thể đảm nhận tốt.
Còn kỹ sư giám sát công trình thì giám sát công trình thi công, hướng dẫn công nhân làm việc trực tiếp, khảo sát và nghiệm thi công trình…Đây là một công việc khá vất vả. Bạn thường xuyên phải đi công tác xa, nói tóm lại là công trình làm ở đâu thì bạn đến đấy. Hết công trình này lại đi công trình khác.
Bạn sẽ phải xa gia đình khá nhiều. Bạn cũng cần là một người giỏi giao tiếp, giỏi công tác quản lý, tinh mắt, nhanh ý để người khác không qua mặt được bạn. Công việc này không chỉ đòi hỏi bạn là một người có chuyên môn vững chắc mà còn phải là một người nhanh nhẹn, bản lĩnh, chấp nhận được vất vả.
Luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách
Qua mô tả ở trên chắc bạn cũng hình dung được công việc của một người kỹ sư cầu đường là không hề đơn giản. Đầu tiên khi đang là sinh viên thì áp lực bài vở sẽ khá nặng nề. Khác với những ngành nghề như kinh tế, kỹ sư cầu đường phải am hiểu kỹ về kiến thức chuyên môn, nền tảng lý thuyết phải vững vàng. Vì vậy nếu bạn không cố gắng trong quá trình học tập sẽ khó trở thành một kỹ sư giỏi, đặc biệt đối với những bạn muốn trở thành kỹ sư tư vấn thiết kế.
Và khi mới ra trường bạn sẽ phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất. Thử việc, đi công trình xa, áp lực công việc nặng nề thường khiến các kỹ sư cầu đường mới ra trường rất mệt mỏi. Nhưng luyện cho họ sự từng trải và trưởng thành rất nhanh.
Xem thêm: Chuyên ngành Xây dựng Cầu đường
Là kỹ sư cầu đường dù là kỹ sư tư vấn thiết kế hay kỹ sư giám sát công trình bạn đều phải chịu trách nhiệm rất cao đối với mỗi công trình mà bạn đảm nhận. Vì vậy bạn cũng cần có khả năng chịu áp lực công việc tốt. Luôn phải không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân từ những công trình mà mình và đồng nghiệp đã thực hiện.
Nếu là kỹ sư giám sát công trình thì bạn sẽ thường xuyên phải đi công tác xa, xa gia đình, dãi nắng dầm mưa là chuyện thường ngày. Vì vậy đây chắc chắn là một công việc không phù hợp cho những người có sức khỏe kém, hay những người muốn làm việc trong môi trường văn phòng lịch thiệp, mát mẻ. Bạn cần xác định rõ mong muốn và khả năng của bản thân mình.
Chịu trách nhiệm cao với doanh nghiệp và pháp luật
Người khác phạm sai lầm có thể chỉ ảnh hưởng đến họ và lợi ích của một vài người khác. Nhưng những sai lầm của kỹ sư cầu đường có thể dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng thậm chí là những hậu quả khủng khiếp. Mỗi hạng mục, mỗi chi tiết thiết kế đều phải đảm bảo chính xác.
Người kỹ sư nếu có chuyên môn quá kém hay lơ là chểnh mảng trong công việc thậm chí là rút ruột công trình ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình sẽ phải chịu trách nhiệm lớn đối với chủ đầu tư, với xã hội và trước cả pháp luật.
Đây là một công việc không chỉ đòi hỏi năng lực làm việc tốt, chuyên môn cao mà còn là trách nhiệm với cộng đồng, trách nhiệm với xã hội. Đạo đức của người kỹ sư quyết định rất lớn đến chất lượng công trình.
Trên đây chính là ngành Kỹ sư cầu đường và những điều bạn cần nắm, nếu hiểu và áp dụng được toàn bộ chúng vào công việc tin chắc rằng quyết định đi theo ngành Kỹ sư cầu đường với bạn là hoàn toàn đúng đắn, thành công chỉ còn là vấn đề thời gian với bạn.
Pingback: Tương lai của ngành Kỹ sư Cầu đường | Ngành xây dựng