Cơ hội nghề nghiệp
Triển vọng công việc trong ngành Xây dựng
Là một đất nước đang phát triển mạnh mẽ; nên từ chính sách mở cửa của Nhà nước Việt Nam trong thời gian gần đây đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong đó; ngành công nghiệp xây dựng cũng đóng góp một phần không nhỏ. Từ đó; có thể dễ dàng đánh giá triển vọng công việc trong ngành Xây dựng.
Theo số liệu; trung bình mỗi năm Việt Nam dành từ 30-40% GDP cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển các khu công nghiệp, ngành nghề, đô thị hóa và các công trình văn hóa, giáo dục, dịch vụ …Vì vậy; hoạt động xây dựng phát triển với tốc độ cao đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn; nhu cầu tìm kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình, kiến trúc sư của các công ty, nhà thầu cũng tăng lên.
Dự báo từ nay đến năm 2025; nhu cầu nhân lực ngành Xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000 – 500.000 người. Tuy nhiên; chất lượng nguồn nhân lực ngành Xây dựng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Nhiều công trình vẫn phụ thuộc vào nhân lực nước ngoài, kể cả lực lượng thiết kế, giám sát, vận hành thiết bị tiên tiến như công trình giao thông ngầm, công trình hóa chất phức tạp, công trình cao trên 50 tầng…
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp xây dựng trong nước không cạnh tranh nổi khi đấu thầu nhiều dự án trong và ngoài nước. Ngay cả năng suất trên đầu người ngành Xây dựng cũng kém hơn so với các ngành công nghiệp khác. Vậy làm cách nào để ngành Xây dựng hoạt động có hiệu quả hơn?
Trước hết cần phải nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Sau khi tốt nghiệp; người kỹ sư ngành Kỹ thuật Công trình Xây dựng phải có đủ khả năng thiết kế, tổ chức, giám sát, kiểm soát và quản lý thi công và quản lý dự án các công trình dân dụng, công nghiệp, các công trình ngầm; bao gồm các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao như nhà cao tầng, nhà thi đấu, sân vận động, tháp truyền hình, bể chứa, đường hầm.
Như vậy; chương trình đào tạo ngành Xây dựng tại các trường đại học luôn đổi mới và liên tục cập nhật những phương pháp giáo dục hiện đại; những kiến thức mới trong nước và trên thế giới sát với thực tế công việc nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư xây dựng.
Để sau khi ra trường người kỹ sư Xây dựng có thể đảm nhận đa dạng các vị trí công việc trên nhiều lĩnh vực:
– Kỹ sư thiết kế, Kỹ sư quản lý dự án, Kỹ sư giám sát công trình, Kỹ sư quản lý thi công xây dựng.
– Chuyên viên tư vấn Xây dựng; lập hồ sơ dự toán; thanh toán quyết toán.
– Tham gia đấu thầu; làm việc tại các nhà máy xí nghiệp với vai trò là chủ doanh nghiệp, người quản lý điều hành hoặc trực tiếp sản xuất; làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước.
– Tự thành lập và điều hành, quản lý công ty xây dựng của chính mình
– Ứng dụng xây dựng vào việc sửa chữa rồi bán lại bất động sản. Trở thành nhà kinh doanh bất động sản chuyên nghiệp.
Bên cạnh cơ hội việc làm ngành Xây dựng rộng mở ở nhiều lĩnh vực như ở trên, kỹ sư ngành Xây dựng còn có thể thử sức ở những công việc liên quan thiết kế và xây lắp công trình; tạo thêm nhiều triển vọng trong sự phát triển nghề nghiệp.
Trong số các cơ sở đào tạo ngành Xây dựng tại miền Trung; Đại học Duy Tân được đánh giá là một địa chí đào tạo uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong việc đào tạo và cho ra trường nhiều lứa kỹ sư chất lượng.
Ngoài ra; khoa còn tích cực tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác nhằm đem lại lợi ích học tập tốt nhất cho sinh viên. Trong đó phải kể đến chương trình hợp tác với Đại học Bang California ở Fullerton và Cal Poly, San Luis Obispo (CSU – CalState). Đại học Bang California ở Fullerton là trường lớn nhất hệ thống ĐH Bang California trong khi Cal Poly, San Luis Obispo là 1 trong 5 trường xếp hàng đầu Mỹ về đào tạo ngành Kiến trúc ở bậc đại học. Đây là chương trình tiên tiến đầu tiên và duy nhất cho đến nay về ngành Kiến trúc và Xây dựng tại miền Trung Việt Nam.
Trong suốt quá trình theo học ngành Xây dựng tại ĐH Duy Tân; sinh viên học ngành Xây dựng sẽ được tiếp cận với mô hình CDIO (Conceive/Hình thành ý tưởng) – Design/Thiết kế – Implement/Triển khai – Operate/Vận hành) đồng thời được đào tạo sâu các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, tiếp cận thực tế sản xuất trong lĩnh vực Xây dựng Công trình nói chung.
Pingback: Xu hướng ngành Xây dựng năm 2024 | Ngành xây dựng