10 câu hỏi phỏng vấn hàng đầu dành cho Kỹ sư xây dựng

Bạn đang mong muốn tìm kiếm một công việc tốt ngành xây dựng nhưng lại thiếu kinh nghiệm hay còn quá e dè, nhút nhát, thiếu tự tin. Bạn muốn thể hiện tốt hơn trước các nhà tuyển dụng, nhưng họ lại đưa ra rất nhiều câu hỏi “oái ăm” để thử thách độ nhạy bén, cách ứng xử và năng lực chuyên môn. Vậy làm cách nào để ghi lại ấn tượng cùng những câu trả lời tốt nhất trước hội đồng tuyển dụng?. Trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 10 câu hỏi thường gặp nhất trong các cuộc tuyển dụng Kỹ sư xây dựng và một số mẹo nhỏ để chuẩn bị tinh thần trước khi phỏng vấn nhé.

I/ Câu hỏi phỏng vấn

  1. Những điểm nào cho thấy bản thân anh/chị phù hợp với công việc này?
  2. Tại sao anh/chị lại ứng tuyển vào vị trí Kỹ sư xây dựng?
  3. Anh/chị biết những gì về công ty chúng tôi?
  4. Hãy cho biết mục tiêu nghề nghiệp của anh/chị.
  5. Tại sao anh/chị lại rời bỏ công việc ở công ty cũ?
  6. Anh/chị cho biết 3 kỹ năng quan trọng nhất của Kỹ sư xây dựng là gì?
  7. Hãy cho biết kinh nghiệm thực tế của anh/chị liên quan đến Kỹ sư xây dựng?
  8. Anh/chị mong muốn mức lương như thế nào?
  9. Nếu anh/chị đảm nhiệm chức vụ Kỹ sư xây dựng thì phải làm như thế nào để hài lòng các chủ đầu tư?
  10. Nếu chúng tôi nhận anh/chị vào một vị trí khác, anh/ chị có đồng ý không? Tại sao?

II/ Mẹo trả lời phỏng vấn

  • Phong thái tự tin, đĩnh đạc

Bước vào cuộc phỏng vấn, phong thái thể hiện của bạn chiếm đến 30% trong tổng số điểm đạt được. Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, bình tĩnh, tự tin trước mọi câu hỏi của nhà tuyển dụng. Không nên quá hồi hộp, trả lời từ tốn, dứt khoát, đúng trọng tâm và luôn nở nụ cười trên môi để tạo cảm giác thân thiện, cởi mở.

  • Tìm hiểu thông tin công ty tuyển dụng

Đây là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá tầm hiểu biết của bản thân. Bạn phải tìm hiểu thật kỹ về chức năng, mô hình, phòng ban của công ty để không khỏi bị động trước những câu hỏi liên quan đến công ty đó. Và điều này, thể hiện sự tôn trọng cũng như kiến thức cơ bản của bạn đối với trong công ty và công việc mà mình muốn đạt được.

Nhìn nhận một người nhân viên có đủ khả năng để đảm nhiệm vị trí Kỹ sư xây dựng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: năng lực chuyên môn, thái độ nghề nghiệp, cách ứng xử bản thân. Nếu bạn không có kiến thức chuyên môn vững chắc thì bất kỳ ngành nghề nào cũng từ chối bạn. Do đó, ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, bạn phải là người lĩnh hội, tiếp thu thật nhiều kiến thức, ứng dụng thực nghiệm để nhìn ra sai phạm của bản thân. Từ đó rút ra được cho mình những kinh nghiệm cần thiết để trả lời phỏng vấn và áp dụng vào quá trình làm việc.