Cơ hội nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp ngành Xây dựng Dân dụng & Công nghệ
Ngày nay, ngành Xây dựng công trình dân dụng phục vụ cho đời sống nhân dân ngày càng đóng vai trò quan trọng. Chính điều này đã kéo theo một nhu cầu rất lớn về nhân lực làm việc trong ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp. Kéo theo vấn đề thiết yếu trong phương pháp đào tạo và giảng dạy nguồn nhân lực có chất lượng cho lĩnh vực này. Cùng theo dõi Cơ hội nghề nghiệp ngành Xây dựng Dân dụng và công nghệ nhé!
Từ những yêu cầu đó đã phần nào giải tỏa được những băn khoăn về cơ hội việc làm sau khi ra trường đối với những bạn trẻ đã, đang và sẽ theo học ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghệ.
Ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghệ là gì?
Với thắc mắc “ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghệ là gì?” chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau; Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp là ngành nghề chuyên về lĩnh vực thiết kế, tư vấn, tổ chức thi công công trình cũng như quản lý giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng cũng như các công trình xây dựng công nghiệp nhằm mục đích phục vụ các hoạt động đời sống vật chất, tinh thần của con người. Công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp thường có: nhà ở, trung tâm thương mại, nhà hát, bệnh viện, trường học, khách sạn – nhà hàng…
Cơ hội việc làm ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghệ
Ai cũng biết rằng, bên cạnh những nhu cầu: được ăn, được mặc, được đi lại thì được ở cũng là một nhu cầu vô cùng thiết yếu đối với con người. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay các công trình xây dựng nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại… không còn chỉ dừng lại ở việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản nữa nó còn đòi hỏi ở những công trình này phải khơi được nguồn cảm ứng và năng lượng cho con người trong các hoàn cảnh. Do đó, các công trình không thể xây dựng đại khái mà đòi hỏi phải có sự sáng tạo, nắn nót của người kỹ sư.
Từ đó, có thể khẳng định rằng, cơ hội việc làm ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghệ là vô cùng rộng mở. Khi tốt nghiệp ngành học này sinh viên có thể làm việc với nhiều vị trí và vai trò khác nhau: cả ngoài công trình (thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định các công trình, nghiệm thu dự án công trình,…) hay làm việc lại văn phòng (chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật công trình xây dựng, nghiệm thu các thiết kế,…).
Với những thông tin được cung cấp ở trên, hi vọng các bạn sinh viên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghệ cũng như những ai đang muốn tìm hiểu và có ý định lựa chọn ngành học này sẽ có thêm kiến thức về cơ hội việc làm ngành Xây dựng dân dụng và yên tâm hơn cho tương lai nghề nghiệp của bản thân.
Pingback: Tăng trưởng của ngành Xây dựng tại Việt Nam | Ngành xây dựng