Kiến thức kỹ năng
Vì sao chọn theo học ngành Xây dựng là đúng đắn?
Rất nhiều bạn cho rằng theo học ngành Xây dựng sau khi ra trường sẽ phải rất vất vả; không nhận được nhiều sự kính trọng của xã hội; nếu vẫn còn những suy nghĩ đó thì có lẽ các bạn vẫn chưa thực sự hiểu về ngành Xây dựng cũng như vị trí của ngành Xây dựng trong bối cảnh hiện tại. Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Vì sao chọn theo học ngành Xây dựng là đúng đắn?”.
Tự do sáng tạo
Với đặc thù là một ngành kỹ thuật; ngành Xây dựng học khá nhiều tính toán và tương đối khô khan. Chính vì vậy; người theo ngành này đa phần là nam giới. Tuy nhiên; điều này không thể ngăn cản thành công của nữ giới nếu các bạn thực sự có đam mê và nhiệt huyết đối với nghề.
Ngành Xây dựng nhìn chung là vất vả và nhiều áp lực; tuy nhiên điều đó sẽ tương xứng với những gì bạn nhận được. Ngoài một mức thu nhập ổn định và các ưu đãi, tiền thưởng; cơ hội việc làm ngành Xây dưng cũng vô cùng đa dạng, công việc này có thể làm việc ở nhiều môi trường khác nhau; được thỏa thích sáng tạo, thiết kế và hiện thực hóa những ý tưởng của mình.
Ngành lên ngôi trong năm thời đại mới
Theo nhận định của nhiều chuyên gia tư vấn việc làm; Xây dựng là ngành hot ngay lúc này và sẽ còn hot hơn nữa trong thời gian tới. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngành công nghiệp Xây dựng nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đang chứng kiến những bước tăng trưởng doanh thu khá lạc quan trong những năm gần đây. Mặt khác; việc Chính phủ ban hành nhiều chính sách phù hợp đã thực sự thúc đẩy ngành Xây dựng tăng trưởng.
“Khan hiếm” nhân lực chất lượng
Theo số liệu thống kê của Học Bộ Xây dựng; năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân lực ngành Xây dựng còn nhiều hạn chế. Tại nhiều công trình lớn đang tồn tại cảnh lao động là người chưa qua đào tạo; lao động nông nhàn làm việc thay cho công nhân kỹ thuật. Chính vì thế; những cử nhân chuyên ngành Xây dựng sau khi ra trường rất “có giá” và gần như chẳng bao giờ thiếu việc làm.
Công việc đa dạng
Đặc thù công việc của ngành Xây dựng có thể chia thành ba nhóm: Ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng.
Các vị trí làm việc ngoài công trường – nơi triển khai thi công sản phẩm xây dựng bao gồm: Kỹ sư thi công, thợ đào – đắp đất, đóng – ép cọc, trộn bêtông cốt thép, ván khuôn, hồ nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt; kỹ sư giám sát thi công; chỉ huy trưởng công trường…
Trong công xưởng: Kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng, chuyên viên phát triển sản phẩm…
Trong văn phòng: Chuyên viên hoặc nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng hoặc có thể thực hiện các công việc tư vấn xây dựng ở các kiểm toán xây dựng…
Đặc biệt, đây là ngành không cần sự quen biết để xin việc, do đó đối với những thí sinh không có điều kiện về kinh tế, quan hệ thì ngành xây dựng là rất thích hợp để các thí sinh lựa chọn.
Nhiều cơ sở đào tạo
Hiện nay; Việt Nam không thiếu các trường cơ sở đào tạo ngành Xây dựng chuyên nghiệp nhưng không phải cơ sở nào chất lượng cũng giống nhau. Tại miền Trung; ĐH Duy Tân là một trong số ít các trường có chất lượng đào tạo tốt. Là một trong những khoa được thành lập đầu tiên của trường ĐH Duy Tân; Khoa Xây dựng ĐH Duy Tân đã kiện toàn cơ cấu, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có chất lượng. Đội ngũ giáo viên giảng dạy tại Khoa phần lớn là các GS, PGS, TS, ThS, các cán bộ đầu ngành.
Một điểm mạnh nữa của khoa là sự kết hợp giữa học lý thuyết với thực hành nghề xây dựng. Hàng năm; Khoa Xây dựng thường xuyên tổ chức giao lưu giữa sinh viên và các vị khách mời đến từ các công ty, tổng công ty xây dựng để sinh viên có thêm kiến thức thực tế; có nhiều hơn cơ hội việc làm, được giúp đỡ trong quá trình học tập và thực tập. Ngoài ra; sinh viên còn được tham quan các công trình thực tế, trực tiếp lao động trên công trường với vai trò một công nhân thực thụ, cùng nhiều hoạt động ngoại khóa thiết thực, ý nghĩa.
Nhờ chương trình đào tạo khoa học; mang tính thiết thực cao và mối quan hệ bền chặt với các doanh nghiệp mà nhiều sinh viên học ngành Xây dựng ngay sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm ngay. Một số sinh viên sau vài năm công tác đã được cơ quan tín nhiệm giao cho các chức vụ như Tổ trưởng, Trưởng phòng và cả Phó Giám đốc Công ty xây dựng…