Kiến thức kỹ năng
Thực trạng tuyển dụng ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghệ
Trước tốc độ phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa, ngành xây dựng đã góp phần không nhỏ trong công cuộc thay đổi diện mạo đất nước và giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, các cử nhân đại học, cao đẳng ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp lại phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp. Trong khi đó, các doanh nghiệp luôn trọng tình trạng “báo động”, thiếu hụt một lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao. Vậy thực trạng tuyển dụng ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghệ như thế nào?
Cơn khát nhân lực chưa hề giảm sút
Cuộc cách mạng 4.0 là cơ hội và cũng là thách thức của nền kinh tế Việt Nam. Sự bùng nổ đầu tư những “siêu” dự án quy mô, đẳng cấp dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực lớn cho thị trường lao động. Tại báo cáo đánh giá về thực trạng chất lượng nhân lực ngành xây dựng của Tổng Hội Xây dựng cho thấy, cả nước có khoảng gần 78.000 doanh nghiệp hoạt trong ngành xây với khoảng 4 triệu lao động. Nhưng chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Theo nhận xét của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và Đô thị: “Những người trực tiếp lao động tạo ra thực thể công trình còn thiếu về số lượng, ít về chất lượng. Tỷ lệ lao động thủ công, lao động nông nhàn chưa qua đào tạo còn khá cao”.
Vậy nên, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng đang phải đối mặt với bài toán thiếu nhân lực là các kỹ sư tay nghề cao, chuyên môn giỏi. Từ đó cho thấy, cơ hội việc làm mà các doanh nghiệp mở ra là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cung ứng cho thị trường luôn trong tình trạng “thừa số lượng, mỏng chất lượng”.
Đứng trước nguy cơ đó, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp không thụ động chờ đợi mà đi tìm đối tác liên kết để nâng cao chất lượng đào tạo. Điều này, giúp sinh viên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp đón nhận nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
Hướng đi mới trong việc đào tạo nguồn nhân lực
Đứng trước thực trạng “thừa thầy thiếu thợ”, các cơ sở giáo dục đã đổi mới mô hình đào tạo theo nhiều hướng. Một số trường lựa chọn mô hình đào tạo theo “đơn đặt hàng” để giúp sinh viên có cơ hội việc làm ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Các doanh nghiệp sẽ cùng với nhà trường tham gia vào hoạt động giáo dục từ khâu tuyển sinh, thiết lập chương trình, tổ chức đào tạo, rèn luyện kỹ năng và cuối cùng là tuyển dụng việc làm.
Bên cạnh đó, một số trường lại chú trọng hơn trong việc hợp tác quốc tế, liên kết, đổi mới mô hình đào tạo theo chuẩn quốc tế. Hoạt động này mở ra cơ hội tiếp cận, học tập kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục tiên tiến. Đây là một trong những hướng đi đầy triển vọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, năng lực chuyên môn và ngoại ngữ sinh viên hiện nay.
Do đó, bài toán khó về tình trạng “thừa số lượng, mỏng chất lượng” đã được các cơ sở giáo dục tìm ra hướng giải quyết, góp phần cải thiện nguồn nhân lực và tạo cơ hội việc làm cho hầu hết các tân kỹ sư.
Cơ hội nghề nghiệp ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghệ
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
- Kỹ sư xây dựng thuộc mảng thiết kế, quản lý thi công, giám sát, thẩm định chất lượng công trình.
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế kỹ thuật công trình xây dựng và nghiệm thu các bản thiết kế của các công ty trong và ngoài nước.
- Chuyên viên tại các cơ quan quản lý xây dựng ở quận, huyện, thành phố.
- Giảng viên giảng dạy các bộ môn thuộc ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp
- Tự thành lập doanh nghiệp và điều hành hoạt động.
Thuân theo chiều hướng phát triển của xã hội, các nhóm ngành Xây dựng mà tiêu biểu là ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghệ đã có rất nhiều sự thay đổi để phù hợp nhất với từng thời kì. Thế nhưng, sự thay đổi về định hướng đào tạo đã dẫn đến những khác biệt trong phương hướng tuyển dụng. Từ bài viết này cũng đã sẽ có được cái nhìn bao quát nhất về thực trạng tuyển dụng ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghệ trong một vài năm trở lại đây.