Kiến thức kỹ năng
Học Ngành Kinh tế Xây dựng ra làm gì?
Đời sống con người ngày một phát triển; nhu cầu của họ đối với cuộc sống cũng ngày một phức tạp hơn và đinh chính là tiền đề cho sự ra đời của nhiều ngành học mới; trong đó phải kể đến ngành Kinh tế Xây dựng. Được đánh giá là ngành học nhiều tiềm năng; nhưng trước khi quyết định theo học bạn phải thực sự biết nó có phù hợp với mình hay không hay học ngành Kinh tế Xây dựng ra làm gì?
Tổng quan về ngành Kinh tế Xây dựng
Là một ngành khá là mới mẻ nên ngành Kinh tế xây dựng khó có thể được định nghĩa chính xác. Tuy nhiên; hiểu một cách tổng quan: Kinh tế xây dựng là một ngành học kết hợp giữa quản lý xây dựng và kinh tế. Sinh viên khi theo học ngành này sẽ được trang bị vốn kiến thức về tạo lập và thẩm định các dự án của công trình xây dựng, kiểm tra hợp đồng…
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Xây dựng
Dù bạn học ngành Kinh tế Xây dựng ở đâu thì cũng sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu; khả năng tư vấn các dự án đầu tư xây dựng công trình; lập kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh; xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng; hạch toán kế toán và kiểm toán trong xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định hồ sơ mời thầu; quản lý, triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình…
Bên cạnh đó; sinh viên ngành Kinh tế Xây dựng còn được chú trọng phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập.. để có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.
Cơ hội việc làm ngành Kinh tế Xây dựng
Cử nhân Kinh tế Xây dựng sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm; có thể đảm nhận các vị trí như: Chuyên viên tư vấn, chuyên viên phân tích dự án đầu tư, lập hồ sơ dự toán, thanh toán quyết toán. Tham gia đấu thầu quản lý công trường ở các doanh nghiệp xây dựng; các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản. Thẩm định dự án tại các Phòng – Sở Xây dựng, Giao thông vận tải. Thanh tra quá trình quyết toán của các công trình xây dựng; đưa ra giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí trong quản trị nguồn lực, thi công công trình…
Theo dự đoán của các chuyên gia trong khoảng 50 năm tới, nhu cầu xây dựng các công trình cơ bản vẫn đang cấp thiết đối với đất nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, cho nên ngành Kinh tế xây dựng chính là một “miền đất hứa” cho các bạn sinh viên theo học ngành học này.
Từ một vài thông tin cơ bản trên; chắc hẳn rằng đã giúp bạn hiểu được phần nào về ngành học mới mẻ và đầy triển vọng này. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để các bạn có thêm hiểu biết mà lựa chọn được ngành học ưng ý nhất.