Cơ hội nghề nghiệp
Triển vọng, cơ hội và thách thức trong tương lai của ngành Kỹ sư Cầu đường
Kỹ Sư Cầu Đường đã và đang là một ngành “hot” trong những năm gần đây với số cơ hội nghề nghiệp không ngừng gia tăng và mức đãi ngộ tốt. Bài viết dưới đây; sẽ thể hiện rõ ràng nhất những triển vọng; cơ hội và thách thức trong tương lai của ngành Kỹ sư Cầu đường.
Nhu cầu thị trường
Do xu hướng phát triển của thị trường mà nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Kỹ Sư Cầu Đường đã và đang không ngừng tăng lên. Kỹ Sư Cầu Đường yêu cầu trình độ chuyên môn cao; trải qua đào tạo tại các trường Đại học uy tín và có khả năng bao quát công việc; có tầm nhìn và tuân thủ các quy định; nghị định liên quan đến quy hoạch và phát triển nói chung.
Ở Việt Nam; khi mà tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tiếp tục tăng ở mức ổn định thì ngành Kỹ Sư Cầu Đường cũng nhờ vào đó mà thu hút thêm nhân lực. Công việc của những người làm trong ngành này tương đối vất vả nhưng đồng thời có nhiều cơ hội phát triển và mức lương cao.
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc của Kỹ Sư Cầu Đường thường tuân theo quy định của Luật Lao động; nghĩa là thử việc trong vòng 2 tháng. Tuy nhiên; thời gian thử việc thực tế có thể thay đổi; phụ thuộc vào thỏa thuận của nhà tuyển dụng và ứng viên, liên quan tới trình độ; kinh nghiệm làm việc trước đó và khả năng thích ứng; đóng góp của ứng viên.
Mức lương
Cụ thể, ở Việt Nam; Kỹ sư Cầu đường chưa có kinh nghiệm có mức lương khởi điểm từ 5.5 đến 6 triệu đồng/ tháng; cao hơn lương khởi điểm của đa số các ngành nghề khác. Với những Kỹ sư có từ 2 năm kinh nghiệm trở lên có thể nhận mức lương giao động từ 10 – 15 triệu đồng/ tháng. Kỹ sư Cầu đường có uy tín và thâm niên sẽ có thể có mức thu nhập lên đến 30 thậm chí là 40 triệu đồng/ tháng.
Cơ hội nghề nghiệp
Như đã trình bày ở trên; có nhiều cơ hội việc làm dành cho Kỹ Sư Cầu Đường tại Việt Nam. Nếu có trình độ chuyên môn; bằng cấp phù hợp thì bạn có thể ứng tuyển vào các công ty; xí nghiệp xây dựng (nhà nước, tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài); các viện thiết kế… Một số vị trí việc làm trong Ngành Kỹ Sư Cầu Đường bao gồm:
- Kỹ sư cầu đường.
- Kỹ sư tư vấn thiết kế.
- Kỹ sư giám sát công trình.
- Kỹ sư dự án.
- Quản lý dự án xây dựng.
Cơ hội tăng thêm thu nhập
Tùy thuộc vào chuyên môn và kinh nghiệm mà Kỹ Sư Cầu Đường có thể cân nhắc làm thêm để gia tăng thu nhập. Các công việc làm thêm này chủ yếu tập trung vào các dự án thiết kế công trình.
Khi bạn càng có kinh nghiệm và các mối quan hệ trong ngành; bạn sẽ càng có cơ hội nhận một phần việc thiết kế công trình cầu đường từ các công ty, nhà thầu. Đặc biệt; những công việc này đều được trả phí tương đối cao và bạn hoàn toàn có thể làm khi có thời gian rảnh; miễn là đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và thời hạn.
Thách thức
Cũng giống như nhiều ngành kỹ thuật và kinh tế khác hiện nay; việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào thiết kế thi công là yêu cầu bắt buộc với các Kỹ Sư Cầu Đường. Các phần mềm thiết kế; tính toán hoặc các công nghệ tự động hóa có thể giúp cho quá trình giải quyết công việc của Kỹ Sư Cầu Đường đơn giản và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên; không phải ai cũng có điều kiện học hỏi và thích nghi kịp thời; đặc biệt là với những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm thì đây có thể là một sự thay đổi lớn.
Bên cạnh đó; các công nghệ mới thường có chi phí khá cao, đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, liên quan tới trang thiết bị cũng như đào tạo. Nhìn chung; việc triển khai và áp dụng công nghệ mới phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách của nhà đầu tư và yếu tố con người.
Ngành Xây dựng, Kiến trúc: Cung cấp nhân lực giỏi, xây nên công trình chất lượng
Một trong những khó khăn khác của Ngành Kỹ Sư Cầu đường là chịu tác động; ảnh hưởng từ những thay đổi mang tính quy hoạch vĩ mô; những chính sách liên quan tới cơ sở hạ tầng; giao thông vận tải và giao thông công cộng.
Làm việc trong ngành này; Kỹ Sư Cầu Đường cũng phải có sự nhạy bén với những thay đổi và khả năng phân tích; dự đoán để kịp thời thích nghi.
Ngành Kỹ thuật Cầu đường cung cấp nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn; với mức lương khởi điểm cao và khả năng thăng tiến tốt; phù hợp với những người có sở thích; định hướng đi theo lĩnh vực Xây dựng. Tuy vậy; ở bất cứ ngành nghề nào cũng có những khó khăn và thử thách nhất định; ngành Xây dựng cũng không ngoại lệ. Từ bài viết này; mong rằng có thể cung cấp đầy đủ thông tin về tương lai của ngành Kỹ sư Cầu đường cho những ai đang có ý định theo học ngành học này.
Pingback: Tiêu chuẩn trở thành Kỹ sư Cầu đường Đà Nẵng| Ngành xây dựng
Pingback: Bản mô tả chi tiết công việc kỹ sư cầu đường| Ngành xây dựng