Nhu cầu nhân lực ngành xây dựng Việt Nam

Ngành xây dựng Việt Nam đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn khi đất nước bước sang bước vào thời kỳ đổi mới đòi hỏi có thêm nhiều công trình xây dựng dân dụng và cộng đồng để phục vụ phát triển đất nước.

ngành xây dựng Việt Nam trong tương lai
Hàng ngàn dự án hiện đại được xây mới với tốc độ chóng mặt

Năm 2020, mảng xây dựng công nghiệp nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt từ khối ngoại. Nhiều doanh nghiệp lớn như Lenovo, Sharp, Nintendo, TCL, Hanwha, Foxconn, Yokowo, Huafu, Asics, Kyocera… tiết lộ việc xem xét, đang hoặc đã di dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Trung bình mỗi năm Việt Nam dành từ 30-40% GDP cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển các khu công nghiệp, ngành nghề, đô thị hóa và các công trình văn hóa, giáo dục, dịch vụ… Hoạt động xây dựng phát triển với tốc độ cao đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn.

Việc thiếu hụt nhân công xây dựng vốn đã xảy ra từ lâu với các nước phát triển. Theo Forbes, chỉ tính ở Mỹ, có khoảng 434.000 đầu việc không tìm được nhân công (theo thống kê vào tháng 4/2019). Theo số liệu của Bộ xây dựng, cơ cấu nguồn nhân lực của ngành gồm tỷ lệ cơ cấu kỹ sư – trung cấp chuyên nghiệp – công nhân học nghề là 1-1,3-3, trong khi đó, với các nước trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10.

Tại báo cáo đánh giá về thực trạng chất lượng nhân lực ngành xây dựng của Tổng Hội Xây dựng cho thấy, cả nước có khoảng gần 78.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng với khoảng 4 triệu lao động, bao gồm cả công nhân thời vụ. Số lượng lao động chưa đáp ứng tương xứng với nhu cầu mà thị trường lao động đang cần hiện nay.

Nhu cầu ngành xây dựng Việt Nam
Nâng cao chất lượng nhân lực ngành xây dựng là vấn đề thiết yếu

Chất lượng nguồn nhân lực ngành xây dựng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Tại các công trình, đa số người lao động theo nghề xây dựng một cách ngẫu nhiên. Nhiều người thợ đi lên bằng con đường tự học và thường bắt đầu bằng công việc lao động phổ thông. Số lượng người được đào tạo nghề có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành và không cân đối giữa các trình độ đào tạo.

Thực trạng nguồn nhân lực hoạt động xây dựng thiếu cả số lượng và yếu về chất lượng là một trong những thách thức lớn mà các Doanh nghiệp, nhất là các Nhà thầu phải đối mặt. Các chuyên gia nhận định, chính thực trạng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp, tiến độ chậm, chất lượng sản phẩm còn nhiều sai phạm, có nguy cơ làm giảm sức cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa, hạn chế về năng lực khi tham gia vào thị trường quốc tế và khối cộng đồng chung ASEAN.

Bởi vậy, không chỉ có nhu cầu tăng nhanh về số lượng nhân lực hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng mà vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là bức thiết để đáp ứng các nhu cầu ngành xây dựng Việt Nam đang ngày một tăng nhanh.