Ngành Kinh tế Xây dựng là gì? Những điều bạn cần biết.

Nếu bạn đang có dự định theo đuổi ngành Kinh tế xây dựng, thì bài viết dưới đây cho bạn biết ngành Kinh tế Xây dựng là gì? Cơ hội việc làm và mức thu nhập trung bình hay những tố chất cần có. Theo đó; bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về ngành kinh tế xây dựng. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!

Bạn biết ngành Kinh tế Xây dựng là gì?
Bạn biết ngành Kinh tế Xây dựng là gì? Cơ hội việc làm và mức thu nhập ra làm sao?

Ngành kinh tế xây dựng là gì?

Ngành Kinh tế Xây dựng là ngành đặc thù, bao gồm các lý thuyết, công cụ của lĩnh vực kinh tế kết hợp với quản lý xây dựng, một số công việc cụ thể như: tài chính, thống kê, kế toán; công tác định giá và quản lý chi phí, lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây dựng công trình.

Ngành Kinh tế Xây dựng học những gì?

Ngành Kinh tế Xây dựng là kết hợp giữa kinh tế và quản lý xây dựng. Bởi vậy; khi theo học ngành này; học viên sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên môn cả về lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xây dựng.

Sinh viên sẽ được học các kỹ năng chuyên chuyên môn như: kỹ năng tư vấn dự án đầu tư xây dựng, xây dựng kế hoạch cho dự án, quản trị dự án, giám sát, quản lý ngân sách, đấu thầu, triển khai dự án xây dựng, khảo sát thực địa ở công trường,… Ngoài ra các kiến thức chuyên ngành, khả năng ngoại ngữ và các kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm được chú trọng bồi dưỡng.

Tố chất cần có để học tốt ngành Kinh tế Xây dựng​

Một người để học tốt ngành Kinh tế Xây dựng; trước hết cần có khả năng tiếp thu tốt các môn tự nhiên như Toán, Lý và khả năng ngoại ngữ. Bên cạnh đó; bạn còn cần có niềm yêu thích với ngành, có đam mê tìm tòi, học hỏi không ngừng.

Tố chất cần có để học tốt ngành Kinh tế Xây dựng
Tố chất cần có để học tốt ngành Kinh tế Xây dựng​ là gì?

Bạn cần có một sức khỏe tốt và khả năng chịu áp lực cao. Ngoài ra; một số kỹ năng vô cùng quan trọng đối với người học ngành Kinh tế xây dựng như:

1. Kỹ năng phân tích

Kỹ năng phân tích đặc biệt cần thiết trong việc đánh giá tính khả thi và lượng giá rủi ro của một dự án, ước tính nguồn vốn được tài trợ. Đây là một kỹ năng không thể thiếu, đặc biệt đối với vị trí thẩm định dự án tại các ngân hàng, công ty bảo hiểm. Việc thuần thục kỹ năng này giúp đảm bảo dự án được thi công một cách trơn tru và hạn chế tối thiểu rủi ro tài chính có thể xảy ra.

2. Kỹ năng đàm phán

Kỹ năng đàm phán vô cùng cần thiết trong quá trình làm việc, nhất là với vị trí quản lý và giám sát dự án. Xây dựng là một ngành nghề đòi hỏi làm việc nhóm nhiều, và việc xảy bất đồng ý kiến là điều hoàn toàn có thể, lúc này rất cần thiết một người quản lý có kỹ năng đàm phán tốt để có thể điều hòa, thống nhất đội nhóm, đảm bảo tiến trình thi công. Ngoài ra, trong trình thực hiện dự án, bạn có thể có các cuộc đàm phán với đối tác kinh doanh.

3. Kỹ năng làm việc độc lập

Bên cạnh kỹ năng làm việc nhóm; bạn cũng cần có kỹ năng làm việc độc lập để có thể làm tốt trong ngành Kinh tế Xây dựng. Kỹ năng này giúp bạn trở nên độc lập, có chính kiến và khả năng đưa ra quyết định hợp lý, tránh khỏi thiên kiến đám đông. Khả năng làm việc độc lập cũng giúp bạn trở thành một người đáng tin cậy, đủ khả năng xử lý vấn đề tự thân và tự chịu trách nhiệm về công việc của mình.

Cơ hội việc làm và mức lương 

Xây dựng là một ngành luôn khát nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao hay các vị trí đặc thù, yêu cầu trình độ, bằng cấp như kỹ sư kinh tế xây dựng. Theo khảo sát; ngành Kinh tế Xây dựng nằm thứ 10 trong 12 ngành thu hút nhất mọi thời kỳ; mức thu nhập bình quân sau khi ra trường trong vòng 5 năm là 35 triệu đồng/tháng.

Đồng thời; đi kèm với mức thu nhập và đãi ngộ hậu hĩnh, yêu cầu của ngành cũng rất cao đối với người lao động, bạn cần tích cực trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, các kỹ năng, ngoại ngữ để có thể phát triển được trong ngành. Một số vị trí việc làm dành cho cử nhân tốt nghiệp ngành Kinh tế xây dựng như:

– Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo

– Nghiên cứu tại các cơ sở, viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng

– Quản lý doanh nghiệp, quản lý công trường, đấu thầu tại các doanh nghiệp, công ty xây dựng

– Tư vấn và phân tích dự án đầu tư, cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầy tại các công ty tư vấn đầu tư xây dựng

– Thẩm định dự án

– Quản lý xây dựng ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng

Cơ hội việc làm và mức lương ngành Kinh tế Xây dựng
Cơ hội việc làm và mức lương ngành Kinh tế Xây dựng như thế nào?

Từ những chia sẻ trên; chúng ta đã có những góc nhìn bao quát nhất về ngành Kinh tế Xây dựng – một trong những ngành học mới nổi thời gian gần đây. Nếu bạn cảm thấy bản thân phù hợp với ngành học này thì còn chần chừ gì mà chưa đăng kí xét tuyển ngay thôi.