Cơ hội nghề nghiệp
Làm sao để sinh viên ngành Xây dựng mới ra trường có thể trụ vững với nghề?
Ngành xây dựng có mật độ cạnh tranh khá cao do nhu cầu nâng cấp hạ tầng, cải thiện cuộc sống ở đất nước ta ngày một phát triển. Đứng trước những cơ hội, thử thách và khó khăn trong ngành, các kỹ sư xây dựng mới ra trường hẳn sẽ không tránh khỏi những phút giây yếu lòng, mệt mỏi. Cùng bài viết này khám phá xem “Làm sao để sinh viên ngành Xây dựng mới ra trường có thể trụ vững với nghề?“ cũng như chia sẻ những tâm sự nghề nghiệp qua bài viết dưới đây nhé.
Khi đã nhận việc và chính thức tham gia vào thị trường lao động, sẽ có rất nhiều sự thay đổi. Vậy, bạn cần làm gì để trụ vững trong ngành xây dựng khi vừa mới ra trường?
Sinh viên ngành Xây dựng phải có tinh thần làm việc năng nổ, không ngại lăn xả
Khi mới ra trường, một trong những điều khiến các sinh viên ngành Xây dựng dễ tự ti, mất lòng tin vào bản thân nằm ở việc các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Đặc biệt; đối với một ngành nghề có tính thực tiễn cao như xây dựng, khi chưa va vấp nhiều các bạn sẽ dễ cảm thấy yếu kém, thụt lùi so với những đồng nghiệp đã có thâm niên đi làm.
Hãy luôn nhớ một trong những điểm mạnh của bản thân bạn nằm ở sức trẻ. Hãy để tinh thần nhiệt huyết của bản thân trở thành điểm mạnh. Biến sự thiếu thốn trong kinh nghiệm thành tinh thần năng nổ, sẵn sàng lăn xả thử thách bản thân với những nhiệm vụ cấp trên giao phó.
Hãy luôn vững niềm tin chỉ có việc làm chưa làm chứ không có việc bạn không làm được. Đừng e dè mà hãy mạnh dạn thực hành nhé.
Hiểu điều mình cần và thứ mình muốn
Khi còn trẻ, đặc biệt trong giai đoạn mới ra trường, bạn sẽ dễ gặp phải những áp lực không tên đến từ môi trường xung quanh. Một trong số đó có thể kể đến lương.
Tuy lương của kỹ sư xây dựng luôn nhận được đánh giá tích cực trên thị trường tuyển dụng nhưng khi mới ra trường, với hạng mục công việc và vốn kinh nghiệm ít ỏi bạn sẽ rất khó có thể có một mức lương như ý muốn.
Bạn sẽ phải học cách đánh đổi giữa điều bạn muốn: một mức lương cao, địa vị trong công việc để có được cái bạn cần: kinh nghiệm trong công việc, những bài học, chia sẻ từ lãnh đạo. Đứng trước thành công của những người xung quanh, rất có thể bạn sẽ thấy mình thụt lùi. Tuy nhiên đừng để bản thân biến thành thước đo cho sự thành công của người khác.
Hãy tạo ra giá trị của bản thân để từ đó phát triển trong những công việc tiếp theo nhé.
Sinh viên ngành Xây dựng phải không ngại học hỏi để phát triển bản thân
Nhiều bạn cho rằng, khi đã có một công việc ổn định việc học thêm các kiến thức khác là không cần thiết. Đặc biệt với ngành xây dựng, bạn sẽ chỉ cần chăm chỉ tham gia các dự án công trình là sẽ dễ dàng được cất nhắc lên những vị trí cao.
Nhận định này có phần đúng nhưng chưa hoàn toàn đủ và chính xác. Học hỏi không chỉ thông qua trường lớp, tiếp thu những kiến thức mới mà bạn sẽ phải học từ những đồng nghiệp, lãnh đạo xung quanh. Với những sai phạm, thành tích họ đạt được, bạn sẽ rút ra được bài học gì cho chính mình, có quan điểm gì để bản thân không mắc lỗi hoặc đạt được những thành tựu vượt xa hơn?
Đối với những sinh viên ngành Xây dựng mới ra trường, một trong những điểm mạnh các bạn đang có là thời gian và tuổi trẻ. Các bạn nên tận dụng để học hỏi thêm những kiến thức chuyên môn, kỹ năng từ những đồng nghiệp khác và cả dành tho
Nắm vững yêu cầu của nghề để không bị đào thải
Tình yêu nghề không tự sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ bị bào mòn bởi những thám năm làm việc. Không phải ai cũng giữ được tình yêu nghề, tránh được sự cạnh tranh, đào thải trong ngành.
Trong ngành xây dựng, chất lượng của mỗi công trình chính là dẫn chứng dễ thấy nhất để khẳng định chất lượng công việc của kỹ sư xây dựng. Muốn đảm bảo được năng lực này, các kỹ sư xây dựng sẽ phải nắm vững những yêu cầu trong ngành.
Từ những kỹ năng đơn giản như đọc bản vẽ, vận dụng các phần mềm đo đạc thiết kế đến những kỹ năng chuyên môn hóa cao hơn đều là chìa khóa để bạn mở ra cánh cửa thành công và ở lại với nghề xây dựng trước những sóng gió trên thị trường lao động.
Khi mới ra trường, hẳn các bạn kỹ sư xây dựng sẽ có nhiều băn khoăn, lo lắng về công việc tương lai. Do đó; chúng tôi mong rằng bài viết trên đủ để giúp các bạn biết được “Làm sao để sinh viên ngành Xây dựng mới ra trường có thể trụ vững với nghề?“ và có thêm niềm tin cũng như được truyền ngọn lửa yêu nghề xây dựng. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.