Học ngành Xây dựng có khó không?

Kỹ sư Xây dựng là những người sẽ hiện thực hóa bản vẽ của kiến trúc sư thành những công trình thực; theo học ngành Xây dựng bạn sẽ hiểu rằng việc thực hiện nó không hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Vậy học ngành Xây dựng có khó không? và ngành Xây dựng cần học những gì? Tất cả chúng ta sẽ được giải đáp ở bài viết bên dưới.

Học ngành Xây dựng có khó không?
Học ngành Xây dựng có khó không?

Ngành Xây dựng là gì?

Xây dựng là ngành học thuộc mảng kỹ thuật; những người tốt nghiệp ngành Xây dựng sẽ được gọi là Kỹ sư Xây dựng. Kỹ sư xây dựng được hiểu là những người làm công việc quản lý các dự án xây dựng; giám sát công nhân xây dựng; giám sát lịch trình xây dựng sao cho công trình hoàn thành theo đúng kế hoạch. 

Kỹ sư xây dựng cũng là người đảm bảo sao cho các cấu trúc tạm thời dùng trong xây dựng như giàn giáo được thiết kế; lắp ráp đúng theo quy định xây dựng; đạt tiêu chuẩn an toàn nhất. Công việc của kỹ sư xây dựng chính là sử dụng bàn tay tài hoa; khối óc tinh tế để biến những bản vẽ trên giấy tờ của kiến trúc sư trở thành những tòa nhà khang trang; những khu đô thị hiện đại,…

Kỹ sư xây dựng bao gồm các chuyên ngành: kỹ sư tin học xây dựng; kỹ sư cầu đường; kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi; kỹ sư xây dựng sân bay; kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp; kỹ sư xây dựng công trình quân sự; kỹ sư xây dựng công trình biển; kỹ sư xây dựng đô thị; kỹ sư cơ khí xây dựng,…

Thực trạng ngành Xây dựng 2021

Bước sang năm 2021, COVID-19 đã thay đổi cách thế giới vận hành và theo đó tác động đáng kể đến lĩnh vực xây dựng. Trong đó, những thay đổi lớn nhất bao gồm: Có nhiều nhà đầu tư lớn và thông thái hơn tham gia xây dựng với yêu cầu cao hơn về quy mô và phân phối dự án; Gia tăng mức độ quan tâm của khách hàng đối với các tòa nhà “thông minh” (ứng dụng kỹ thuật số như IoT, sử dụng năng lượng, vận hành hiệu quả…).

Ngoài ra, việc khách hàng chú trọng nhiều hơn đến tính bền vững trong ngành; Lao động lành nghề trở nên khan hiếm và đắt đỏ; và Các quy định và quy tắc xây dựng đang thay đổi, trở nên hài hòa hơn để tạo ra phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cũng ảnh hưởng lớn đến ngành Xây dựng.

Một thị trường thay đổi, cùng với tiến bộ công nghệ và những nhân tố mới có tính đột phá sẽ tạo ra cú hích thay đổi toàn diện hoạt động của ngành. Những cú hích như công nghệ sản xuất mới, quá trình số hóa sản phẩm, số hóa các kênh bán hàng, công nghệ vật liệu mới đều được dự báo tăng lên so với giai đoạn trước.

Công việc ngành Xây dựng
Công việc ngành Xây dựng có gì thú vị?

Học gì trong ngành Xây dựng?

Nhìn chung ngành Xây dựng cũng rất đa dạng về chuyên ngành; bởi tầm ảnh hưởng có nó đối với xã hội; nên gần như trong bất cứ nhu cầu sống nào ngành Xây dựng cũng có liên quan. Thể hiện cụ thể ở các chuyên ngành dưới đây:

  • Ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp;
  • Ngành Xây dựng Cầu đường;
  • Ngành Quản lý Xây dựng;
  • Ngành Kinh tế Xây dựng;
  • Ngành Kiến tạo cảnh quan môi trường;
  • Ngành vật liệu và cấu kiện Xây dựng;

Học ngành Xây dựng ra làm gì?

Hiện nay, công việc ngành Xây dựng của một kỹ sư có thể chia thành ba nhóm sau:

  • Kỹ sư Xây dựng làm việc ngoài công trường: Ở vị trí này; những kỹ sư sẽ đảm nhận những công việc trực tiếp ngoài hiện trường dự án; bao gồm các công tác từ thiết kế; thi công; giám sát; thẩm định đến nghiệm thu các công trình xây dựng. 

Đây là vị trí trực tiếp can thiệp đến các dự án; công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; được gọi chung là các kỹ sư hiện trường tại các doanh nghiệp; công ty xây dựng và tư vấn xây dựng; các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý xây dựng như các sở; ban ngành xây dựng; các ban quản lý dự án; phòng xây dựng các quận, huyện.

  • Kỹ sư Xây dựng làm việc trong công xưởng: Ở vị trí này; những kỹ sư sẽ đảm trách công tác liên quan đến thiết kế; thi công; quản lý chất lượng trong các công xưởng xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng… Các vị trí quan trọng có thể kể đến như: Kỹ sư giám sát nội bộ; kỹ sư quản lý chất lượng; kỹ sư quản lý dây chuyền…
  • Kỹ sư xây dựng làm việc trong văn phòng: Ở vị trí này, những kỹ sư sẽ đảm trách các công việc liên quan đến công tác thiết kế, dự toán và thẩm tra thiết kế các công trình xây dựng. 
Xem thêm: Những trường nào xét tuyển học bạ ngành Xây dựng 2021?

Các sinh viên tốt nghiệp ngành Xây dựng, đặc biệt là ngành Quản lý xây dựng có thể làm việc trong các văn phòng với các vị trí như Tư vấn viên xây dựng; Chuyên viên lập dự toán; Chuyên viên thiết kế kỹ thuật; Chuyên viên thẩm tra thiết kế xây dựng tại các công ty; tập đoàn xây dựng hoặc làm công tác giảng dạy; nghiên cứu tại các Viện;…

Công việc ngành Xây dựng
Công việc ngành Xây dựng của một kỹ sư chia thành ba nhóm

Các công trình xây dựng là một yếu tố để đánh giá sự phát triển của một quốc gia và các kỹ sư xây dựng chính là người hiện thực hóa các bản vẽ thành công trình; biến các bãi đất trống thành các tòa nhà; khu dân cư hiện đại. Xây dựng – ngành nghề nhiều vất vả nhưng rất đáng tự hào; nhiều cơ hội mở rộng và nhiều trải nghiệm đáng để bạn theo đuổi. Như vậy; bạn còn thấy học ngành Xây dựng có khó không?

Bình luận ở “Học ngành Xây dựng có khó không?

  1. Pingback: Phần mềm thường dùng trong ngành xây dựng | Ngành xây dựng

  2. Pingback: Ngành Xây dựng học bao nhiêu năm? | Ngành xây dựng

Đã đóng bình luận